Trong đó, Hải Phòng đã di dời 1.519 người ở khu vực nguy hiểm đảo Cát Hải đến nơi an toàn. Thái Bình sơ tán 5.039 người trên chòi canh, bãi ngao, đầm thủy sản, nhà yếu ngoài đê; hiện còn đang tiếp tục sơ tán 140 người còn lại trên đầm nuôi trồng thủy sản. Nam Định sơ tán 1.778 người trên chòi canh, lồng bè, khu dân cư đến nơi an toàn. Tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành sơ tán 412 người tại khu nuôi ngao Bình Minh III đến Cồn Nổi.
Hồi 16h ngày 14/10, ATNĐ ở 19,8 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên khu vực ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An; gió cấp 7, giật cấp 9. Dự báo, 3h tới ATNĐ di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10-15 km/h. Gió thực đo lúc 16h/14/10: Cô Tô (Quảng Ninh): cấp 5; Cửa Ông (Quảng Ninh): cấp 3,; Bạch Long Vĩ (Hải Phòng): cấp 4; Thái Bình (Thái Bình): cấp 6; Văn Lý (Nam Định): cấp 7; Nga Sơn (Thanh Hóa): cấp 5; Quỳnh Lưu (Nghệ An): cấp 3; Hà Tĩnh: cấp 3. Theo báo cáo của các địa phương, gió bão gây sóng trong phạm vi mái đê, không tràn qua mái đê.
Từ 19h ngày 13/10 đến 16h ngày 14/10, một số trạm mưa to như: Tả Si Láng (Yên Bái) 114mm, Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 124mm, Lương Nha (Phú Thọ) 113mm, Ba Chẽ (Quảng Ninh) 114mm, Cát Bà (Hải Phòng) 110mm, Xuân Thủy (Nam Định) 87mm, Tiền Hải (Thái Bình) 128mm,.
Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có 41 vị trí xung yếu (27 đoạn đê với tổng chiều dài 38,60km) và 19 công trình đang thi công dở dang cần sẵn sàng phương án ứng phó với bão số 7. Các tuyến đê trực diện biển, các tuyến đê biển đang thi công dở dang và đã có phương án đảm bảo an toàn như: đê biển Hải Hậu (Nam Định), đê biển Bình Minh 4 (Ninh Bình), đê biển Hoàng Mai (Nghệ An).