Như vậy, thặng dư thương mại nông, lâm, thủy sản đạt 6,86 tỷ USD, cao hơn 957 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng xuất khẩu 9 tháng chủ yếu đạt được từ tăng giá trị xuất khẩu lâm sản chính đạt 7,93 tỷ USD, tăng 18%; xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,53 tỷ USD, tăng 8,6%.
Còn nhóm nông sản chính vẫn giảm khá mạnh với mức 7,2%, đạt 13,9 tỷ USD. Thủy sản cũng là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu không đạt như kỳ vọng. Đến nay, xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,23 tỷ USD, giảm 2%.
Hiện đã có 6 nhóm/sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ, càphê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm.
Nhóm nông sản, thủy sản xuất khẩu giảm do giá xuất khẩu nhiều mặt hàng như cà phê, gạo, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn, tôm, cá tra giảm sâu so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, việc xuất khẩu sang một số thị trường lớn, quan trọng cũng giảm, đặc biệt như thị trường Trung Quốc ước giảm 8%, EU ước giảm 6,5%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết toàn ngành tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu và khuyến khích tiêu dùng nội địa.
Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn đối với sản phẩm gạo, thịt lợn, sữa, trái cây với thị trường Trung Quốc; tháo gỡ những rào cản kỹ thuật, giải quyết vướng mắc sản phẩm thủy sản, đặc biệt đối với việc EU rút "thẻ vàng" các sản phẩm thủy sản Việt Nam, Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ; trái cây, hồ tiêu... với thị trường EU;
Thủy sản, rau quả, càphê đối với thị trường Nhật Bản; thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, thịt gà chế biến, trứng gia cầm muối với Hàn Quốc, đồng thời, mở cửa các thị trường mới đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu, như xoài vào Mỹ, Anh, Australia...