Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Bảo hiểm xã hội

Quảng Nam thực hiện đảm bảo chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động

UBND tỉnh vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong các tháng còn lại năm 2023 đạt kết quả.

Tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

Tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, tính đến hết ngày 31/10/2023, trên địa bàn tỉnh có 1.190 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền hơn 142,800 tỷ đồng; số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh giảm so với năm 2022.

Cụ thể, bảo hiểm xã hội bắt buộc là 192.900 người đạt 93,81% kế hoạch; bảo hiểm xã hội tự nguyện: 18.853 người đạt 70,09% kế hoạch và bảo hiểm y tế là 1.447.549 người đạt 98,31% kế hoạch. Số chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là 145 tỷ đồng, đạt 87,89% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Trước tình hình trên, để thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp các tháng còn lại năm 2023 đạt kết quả, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương đổi mới, đa dạng hóa phương thức, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác, ý thức chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hạn chế hưởng bảo hiểm xã hội một lần để bảo đảm an sinh xã hội lâu dài. 

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng phối hợp thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là các đơn vị cố tình chây ì chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ cho số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tiến hành xử lý và tham mưu xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Công khai các doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

UBND tỉnh cũng yêu cầu Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phối hợp thực hiện rà soát, thống kê, phân loại các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thành lập mới, quay trở lại sản xuất kinh doanh… để triển khai đồng bộ các giải pháp thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tiếp tục phối hợp với các ngành vận động, huy động các nguồn kinh phí để hỗ trợ một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, vận động, đảm bảo 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế. Đặc biệt, đối với đơn vị có hành vi trốn đóng, gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì thực hiện việc chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan công an theo quy định.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên phối hợp nắm bắt số lượng doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động; số lao động làm việc trong các doanh nghiệp để hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định.

Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động nhằm tăng nhanh diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…