Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Đời sống

Trung tâm Hồi sức tích cực BV Trung ương Huế tại TP HCM bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 nặng

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, từ ngày 24/8, những bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng nặng tại TP HCM đã bắt đầu được đưa đến Trung tâm Hồi sức tích cực do đơn vị thiết lập tại quận Tân Phú để điều trị.

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 1.

Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế tại TP HCM bắt đầu đón những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng vào điều trị. Ảnh: BVTW Huế

Theo GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, trong giai đoạn đầu, Trung tâm sẽ tiếp nhận bệnh nhân với số lượng phù hợp để đảm bảo các hệ thống máy thở, máy theo dõi sinh tồn hoạt động ổn định. Khi trung tâm hoạt động thông suốt thì sẽ tiếp nhận lượng bệnh nhân nặng rất lớn. Bên cạnh đó, các phác đồ điều trị được làm theo đúng chỉ dẫn của Bộ Y tế.

Trước đó, qua đánh giá tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại TPHCM với số lượng ca nhiễm tăng nhanh, có nhiều ca nặng nên Bộ Y tế đã khẩn trương điều các bệnh viện hạng đặc biệt tuyến Trung ương thiết lập khẩn cấp 3 Trung tâm Hồi sức tích cực tại TPHCM. Bệnh viện Trung ương Huế được giao thành lập trung tâm hồi sức tích cực có quy mô 500 giường bệnh.

Trung tâm được phân chia thành 4 phân khu, gồm 90 giường hồi sức nguy kịch; 162 giường hồi sức nặng; 252 giường thoát hồi sức, phải thở oxy; 100 giường theo dõi. Ngoài ra còn 8 giường cấp cứu và đón bệnh.

Ngày 9/8, Đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Huế đã vào TP HCM để bổ sung, hoàn thiện Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương Huế. Đoàn công tác đã tiến hành lắp đặt hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế, hệ thống oxy khí nén, hệ thống xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn,… nhằm đáp ứng nhu cầu thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch trên địa bàn Thành phố. Ngoài ra, đơn vị cũng đã đặt hàng số lượng lớn máy móc, trang thiết bị y tế từ các đơn vị cung ứng, đồng thời đã nhận được nhiều trang thiết bị y tế từ các nhà tài trợ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm Hồi sức COVID-19.

Đến ngày 13/8, Bệnh viện tiếp tục cử đoàn nhân viện y tế phụ trách hậu cần và vận chuyển thêm số lượng lớn thuốc, vật tư y tế…để phục vụ cho hoạt động của Trung tâm tại quận Tân Phú, TP HCM.

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 2.

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 3.

Từ một khu nhà trống, sau thời gian ngắn Trung tâm Hồi sức tích cực 500 giường đã nhanh chóng được hoàn thiện cùng trang thiết bị hiện đại. Ảnh: BVTW Huế

Cũng theo GS.TS Phạm Như Hiệp, Trung tâm hiện có gần 400 y bác sĩ, trong đó lực lượng chủ lực là các y bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế. Bên cạnh đó còn có Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam…

Các cán bộ, y bác sỹ, kỹ thuật viên tham gia tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại TP HCM là những nhân viên y tế có trình độ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm được đơn vị đào tạo các kỹ thuật chuyên sâu về Hồi sức cấp cứu như: thở máy, liệu pháp thay thế thận, oxy hóa máu qua màng (ECMO)… Ngoài ra, các nhân viên y tế cũng được tập huấn bài bản các kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn, cách chăm sóc người bệnh nhiễm COIVD-19 nặng, chăm sóc người bệnh thở máy; hướng dẫn tập vận động, dinh dưỡng, phục hồi chức năng cho người nhiễm COVID-19…

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 4.

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 5.

Hiện có gần 400 y, bác sĩ với chuyên môn cao đang phục vụ tại Trung tâm

Đặc biệt, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã đưa 3 robot, do chính bác sĩ của Bệnh viện nghiên cứu, sản xuất vào phục vụ điều trị bệnh nhân Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương Huế tại TP HCM. Những robot này có thể thay thế đội ngũ nhân viên y tế ở công đoạn vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm, vật tư tiêu hao… giúp y bác sĩ giảm áp lực và giảm tiếp xúc với bệnh nhân, tránh bị lây nhiễm trong quá trình điều trị, đồng thời góp phần giảm lây lan COVID-19 ra cộng đồng. Robot còn có thể nói chuyện với bệnh nhân và thông tin tình hình ra bên ngoài.

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 6.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác hoàn thiện cơ sở vật chất và tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Trung ương Huế

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế khẳng định, việc đưa vào hoạt động các Trung tâm Hồi sức tích cực, với sự vận hành của đội ngũ y, bác sĩ đầu ngành của trung ương, thành phố và các địa phương, cùng trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị các ca F0 trên địa bàn TPHM, qua đó giảm thiểu tối đa số ca F0 chuyển nặng, tử vong.

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 7.

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 8.

Các bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm. Ảnh: BVTW Huế

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 9.

Robot do cán bộ, bác sĩ thuộc Bệnh viện Trung ương Huế nghiên cứu, phát triển cũng được đưa vào phục vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực ở TP HCM. Ảnh: BVTW Huế

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 10.

Bắt đầu đón bệnh nhân COVID-19 vào điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế ở TP HCM - Ảnh 11.

Các hoạt động của Trung tâm đều được lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế điều hành qua hệ thống camera. Ảnh: BVTW Huế