Trong năm 2020, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 120 lớp tập huấn về công tác bình đẳng giới, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, cho hơn 15.369 người tham dự. Trong đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tập huấn được 07 lớp công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới với số người tham gia là 613 người (01 lớp cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Sở là 60 người, 01 lớp cho người dân xã Bình Hòa, huyện Krông Ana với số người là 130 người, 03 lớp công tác bình đẳng giới cho cán bộ dân cử cấp xã tại huyện Ea Sup và huyện Krông Păk với 363 người phối hợp với Vụ bình đẳng giới tập huấn 01 lớp 60 đại biểu cho cán bộ Lao động thương binh xã hội huyện Ea Hleo, Cư Cuin, cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội, cán bộ người dân xã Bình Hòa – huyện Krông Ana về kiến thức, kỹ năng tham vấn cho người bị bạo lực trên cơ sở giới).
Các Sở, ban ngành và các địa phương tổ chức 113 lớp tập huấn bồi dưỡng về Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật Giao thông đường bộ... cho 14.756 người tham dự. Cùng với các hoạt động tuyên truyền Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã in 14.301 tờ gấp tuyên truyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị cho 184 xã, phường, thị trấn và 2.491 thôn, buôn, tổ dân phố. Một số Sở, ban, ngành đã xây dựng và biên soạn các loại tài liệu tuyền truyền về hôn nhân cận huyết thống, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới với trên 25.800 tờ gấp, tờ rơi, cấp phát tài liệu hỏi - đáp về Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình đến tay học sinh, giáo viên, người dân vùng dân tộc thiểu số, đa dạng về nội dung, phong phú về thể loại, thực hiện tốt lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động.
Nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tọa đàm lồng ghép tuyên truyền các nội dung: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không - 3 sạch, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ chênh lệch giới tính, bảo vệ quyền con người. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã triển khai Chương trình "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản", tại chương trình đã trao 1.133 suất quà, 10 con bò, trị giá 1tỷ 643 triệu đồng cho các hộ gia đình phụ nữ, trẻ em nghèo tại 4 xã biên giới. Bên cạnh đó Hội còn hỗ trợ 4 hộ phụ nữ khởi nghiệp với số tiền 16 triệu đồng, trao 01 "Mái ấm biên cương" trị giá 50.000.000 đồng, 10 con bò trị giá 100 triệu đồng cho phụ nữ nghèo, đã chủ động trong việc triển khai các hoạt động hưởng ứng tháng hành động như: tổ chức 35 buổi hội thảo, tập huấn với số lượng trên 3.205 người tham gia (trong đó có hơn 2.368 nữ, 837 nam) và 9.508 buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm với số lượng 125.720 người tham gia (trong đó có 112.230 nữ, 13.490 nam).
Trong thời gian do ảnh hưởng đại dịch covi -19 Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ các đối tượng người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ đang gặp khó khăn do dịch covic-19 cho 442.627 người với tổng số tiền là 360.000 triệu đồng. Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức đối thoại "hỗ trợ Phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp sau đại dịch covid-19", tín chấp nguồn vốn từ các ngân hàng giúp hội viên phụ nữ được tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế. Các cấp Hội cơ sở đã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ vốn khởi nghiệp 2.759.430 triệu đồng, cho 304 chị để phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình.
Ngoài ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm bố trí 01 phòng tại Trung tâm để làm địa điểm giới thiệu quảng bá mô hình sản phẩm do phụ nữ làm chủ: Mở cửa sổ "hỗ trợ phụ nữ kinh doanh" trên website vieclamdaklak.net nhằm cung cấp những thông tin việc làm và khởi nghiệp, các ứng dụng công nghệ trong kinh doanh và hỗ trợ quảng bá mô hình, sản phẩm, thường xuyên đưa tin, đăng bài về các hoạt động khởi nghiệp của phụ nữ. Tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ năng khởi nghiệp - khởi sự doanh nghiệp cho phụ nữ với số lượng là 105 người và phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ huyện Ea Súp tổ chức ngày hội khởi nghiệp – giới thiệu việc làm dành cho phụ nữ huyện Ea Súp với chương trình gồm nhiều hoạt động như: Diễn đàn "Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh" của một số tập thể, cá nhân hội viên phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện khởi nghiêp/khởi sự kinh doanh. Sàn giao dịch việc làm cho phụ nữ và nhân dân trên địa bàn huyện, trưng bày, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp sạch, các sản phẩm truyền thống, thủ công mỹ nghệ, do hội viên phụ nữ làm ra, In ấn băng rôn, cờ phướn tuyên truyền treo trên các tuyến đường tại Thành phố Buôn Ma Thuột nhằm để tuyên truyền cho người dân. Đã tổ chức cho chị em phụ nữ đi tham quan 02 mô hình khởi nghiệp: Trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng và mô hình trồng cà chua trái cây Nova với số lượng 60 người, tổ chức sinh hoạt với câu lạc bộ nữ doanh nhân để chị em phụ nữ học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước .
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, nên xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển mọi mặt của tỉnh, mà đời sống vật chất và tinh thần của Phụ nữ tại tỉnh Đắk Lắk ngày càng được nâng cao, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định, đã tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu bình đẳng giới từng bước có sự chuyển biến rõ nét.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, công chức về công tác bình đảng giới còn mang tính hình thức, chưa tích cực. Thành viên phụ trách công tác bình đẳng giới và thành viên Ban vì tiến bộ của phụ nữ (cấp tỉnh, huyện) thường xuyên thay đổi. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đảng giới cho người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn do trình độ văn hóa, nhận thức của người dân tộc thiểu số chưa đồng đều. Kiến thức về giới, bình đảng giới và kỹ năng lồng ghép giới của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác bình đảng giới nói riêng còn thiếu và yếu. Khoảng cách giới vẫn còn khá lớn, bất bình đảng giới vẫn còn tồn tại và phần lớn nghiêng về phía phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ người đồng bào dân tộc, phụ nữ vùng sâu, vùng xa.
Công tác thông tin, báo cáo về bình đẳng giới còn thiếu sự tách biệt về giới. Kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã phân bổ quá ít dẫn đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án và các hoạt động cho công tác này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.