Đó là nhận định của TS. Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tại Hội thảo Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam - Australia, do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp cùng Chính phủ Australia, Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam tổ chức ngày 23/10 tại TP. Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại hội nghị, TS. Trương Anh Dũng cho biết, mối quan hệ giữ Việt Nam và Australia đã nâng lên tầm chiến lược, riêng lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Australia đã có sự hợp tác mạnh mẽ và đem lại nhiều kết quả quan trọng.
"Kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng giúp Việt Nam phát triển nhanh và tăng trưởng trong tương lai. Kết nối giữa Giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp là sự gắn kết hết sức quan trọng và thiết thực, đây là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới", Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh thêm.
Giáo dục nghề nghiệp giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ
Là một bạn trẻ thành công từ Giáo dục nghề nghiệp, anh Lê Thanh Dương, thí sinh thi tay nghề Việt Nam (công nghệ web) chia sẻ với phóng viên báo Lao động và Xã hội (báo điện tử Dân sinh): "Vì đam mê với máy tính từ nhỏ nên em đã theo học nghề công nghệ wed, từ đam mê và học hỏi em đã tham dự chương trình thi về wed của trường, từ những cuộc thi ở trường, tỉnh em được tham dự nhiều cuộc thi quốc gia và thế giới. Từ nền tảng đam mê và học nghề em đã từng bước thành công vượt trội so với các bạn trẻ cùng trang lứa".
Cũng thành công từ theo học chương trình Giáo dục nghề nghiệp, anh Trần Văn Phúc, thí sinh thi tay nghề Việt Nam (công nghệ thông tin) chia sẻ, Giáo dục nghề nghiệp là hướng đi mới và thành công đối với các bạn trẻ hiện nay. Lúc đầu mình có ý định học nghề đã được người thân định hướng chọn nghề phù hợp nên đã đi đúng hướng. Khi học nghề chúng ta có nhiều trải nghiệp thiết thực, vừa có kiến thức vừa có kỹ năng nghề, sau khi hoc nghề xong chúng ta có thể học lên đại học…và cao hơn.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh lên mạng xã hội, ở đó sẽ có rất nhiều người tư vấn và định hướng cho chúng ta khi chọn theo nghề nghiệp nào là phù hợp, xã hội đang rất cần thiết, từ đó các bạn trẻ có cơ hội thành công rất lớn.
Chị Maxine Colligan, thí sinh tay nghề Australia (sơn ô tô) chia sẻ: "Tôi đến với nghề sơn ô tô là một cái duyên, trước khi thi đại học tôi quyết định thử nghề sơn ô tô xem như thế nào vì rất ít nữ giới theo học nghề này. Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu và thử học nghề thì tôi đã đam mê và khi vừa học vừa làm tôi ngày một tiến bộ, trang bị cho mình nhiều kỹ năng trong nghề. Sau khi tốt nghiệp đến nay nghề sơn ô tô đã trở thành nghề nghiệp chính của tôi. Tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trẻ thế hệ sau theo học nghề để các bạn có nghề nghiệp ổn định có thu nhập cao…".
Rút ngắn khoảng các giữa Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam với Australia
Bà Tash Fee, Giáo viên nghề và quản lý cơ sở đào tạo, cựu sinh viên Australia bày tỏ quan điểm, để đa dạng nguồn lao động nên để người lao động nữ tham gia vào nghề nghiệp mà truwowsc đây lao động nam giới làm, phải có câu chuyện về nghề nghiệp cho các bạn gái từ bậc tiểu học để các em quen thuộc với hình ảnh nghề nghiệp mà phụ nữ đều có thể làm giống như lao động nam giới.
Để thay đổi được lao động nữ giới cần có sự thay đổi về văn hóa, định kiến…từ đó sẽ đem lại nhiều thay đổi mới, có nguồn lao động mới hiệu quả cao.
Hiện nay ở Australia rất nhiều lao động là nữ giới tham gia vào những công việc mà trước đây chỉ có nam giới mới làm và điều đáng bất ngờ là những công việc trước đây chỉ nghĩ là nam giới mới làm được thì nay lao động nữ giới còn làm rất tốt, mang lại hiệu quả rất cao.
Theo bà Tash Fee, Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay nên khẳng định được vị thế của mình, phải có nhiều đổi mới trong đào tạo từ đó mới mang lại hiệu quả cao.
Phát biểu bế mạc hội thảo, TS. Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), nhấn mạnh, chúng ta cần rút ngắn khoảng cách Giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Australia. Để rút ngắn khoảng cách này mỗi chúng ta đều có trách nhiệm, phải đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, luôn chú trọng tạo thương hiệu cho mình.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng không chỉ là để tạo ra nguồn lợi cho chính mỗi doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm xã hội.
Hiện nay vẫn còn nhiều thách thức phía trước cần có sự trợ giúp của Chính phủ, bạn bè quốc tế để hai quốc gia gắn kết hơn, có những định hướng hợp tác hơn nữa trong tương lai.