Khi nhập viện, các bệnh nhân đều trong tình trạng chóng mặt, buồn nôn, tê bì chân tay, đau bụng; trong đó có 3 trường hợp tím tái, khó thở.
Một trong 10 bệnh nhân là bà Nguyễn Thị Hoa (58 tuổi) đang điều trị tại khoa nội tổng hợp thần kinh cho biết, trưa 30/7, bà cùng người thân mua cá hồng nhìm về nấu lẩu để ăn tại nhà, đến xế chiều cùng ngày nhiều người bị tiêu chảy, tê môi và tứ chi, nhịp tim chậm, khó thở… nên được người thân đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Các bác sĩ điều trị bệnh nhân . Ảnh : Công Thi.
Sau nhiều giờ điều trị tích cực bằng kháng sinh, truyền dịch, đặt nội khí quản…, các bệnh nhân đã thoát khỏi nguy kịch. Bác sĩ Mạc Văn Hòa – Trưởng khoa nội tổng hợp thần kinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa nhận định, nhiều khả năng bệnh nhân ngộ độc do nhiễm độc chất Tetrodotoxin có trong cá hồng.
Đến chiều 31/7, ba bệnh nhân còn đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, 7 bệnh nhân còn lại đang nằm ở các khoa Nhi, Nội tổng hợp thần kinh, dự kiến sẽ chiều ngày 1/8 sẽ được xuất viện.
Theo Bách khoa toàn thư, thịt cá hồng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, trên cơ thể cá hồng thường có nhiều loại vi khuẩn cư trú ở lớp nhớt ngoài da, bên trong mang và ruột. Khi cá chết, vi sinh vật phát triển mạnh làm cá hỏng nhanh chóng, quá trình phân huỷ, những chất đạm của cá sẽ tạo thành các axit hữu cơ có mùi hôi khó chịu, làm biến đổi màu sắc và tạo ra các chất độc.