Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

13 phong tục ngày Tết lạ kì của đồng bào thiểu số

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở mỗi địa phương lại có những cách đón Tết rất riêng. Trong đó, có những phong tục đón Tết cực kỳ độc đáo và lạ kỳ.

 

Người Thái và tục “đón năm mới bằng tiếng sấm”

Tết cổ truyền của một số đồng báo Thái tại Nghệ An, Thanh Hóa không dựa vào lịch ngày tháng cụ thể mà phần lớn lại phụ thuộc vào lẽ tự nhiên của trời đất. Hễ trời chuyển mùa sau khi bà con thu hoạch mùa màng xong, cùng với tiếng sấm đầu tiên vang lên cũng là lúc giao thời sang năm mới.

 

Lúc này, mọi việc chuẩn bị đón Tết của đồng bào tại đây mới chính thức bắt đầu. Sau khi nghe thấy tiếng sấm, chủ nhà sẽ gọi các thành viên trong gia đình dậy, đồng thời chạm vào các vật dụng trong nhà để đánh thức chúng dậy cùng đón năm mới.

Dựa vào chính tiếng sấm đó, già làng sẽ đưa ra dự báo về năm sau. Tiếng sấm càng rền vang chứng tỏ cả năm sau đó mùa màng càng bội thu, mưa thuận gió hòa.

Người Nùng với tục “không làm bánh ngày chẵn”


 

Người Nùng cũng đón Tết gần giống với người Kinh. Bữa ăn đêm giao thừa luôn được coi trọng nhất, và nhất thiết cũng phải có bánh chưng. Nhưng điều đặc biệt là trước đó mấy ngày, người Nùng không bao giờ gói bánh vào những ngày lẻ. Người dân tin rằng những ngày chẵn không may mắn, nếu cố tình gói bánh chưng vào ngày đó thì nương ruộng dễ bị vỡ lở, sâu bọ phá hoại mùa màng,...

Gội đầu bằng nước gạo chua


 

Vào chiều 30 Tết Nguyên đán, người Thái trắng ở Sơn La có tục gội đầu để xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm.

Lễ hội gội đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con dân tộc Thái trắng.

Người Cao Lan niêm phong nhà bằng giấy đỏHọ chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua rồi xối từ từ lên tóc. Tập tục này mang ý nghĩa gợi lên những điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi. Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ.

Công việc đầu tiên để chuẩn bị cho việc đón mừng năm mới của người Cao Lan là tục dán giấy đỏ trong nhà (tiếng Cao Lan là Chí dịt).

 

Khoảng trước Tết 2 ngày là ngày "niêm phong" tất cả những gì thuộc về gia đình. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại... đều được dán giấy đỏ để các vật này được "nghỉ Tết". Toàn bộ ngôi nhà bỗng nhiên nhuộm sắc đỏ rực rỡ.

Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành.

Dán giấy đỏ lên những nơi quan trọng là bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang thịnh vượng.

Cũng theo phong tục dân tộc Cao Lan, ngày mồng 1 sẽ đi thăm họ hàng, mồng 2 là làng xóm. Món ăn đặc trưng trong ngày Tết là bánh vắt vai (bên cạnh bánh chưng, bánh rán, bánh khảo như các dân tộc khác).

Ngày Tết, bất kỳ gia đình nào cũng làm bánh vắt vai. Đó là loại bánh được làm từ gạo nếp, gói trong tàu lá chuối, nhân bánh là đỗ và đường. Trong dịp Tết, người Cao Lan dùng bánh này để đi lễ Tết họ hàng nội ngoại ở xa. Vì bánh được cấu tạo theo chiều dài, có thể vắt trên vai nên người ta gọi đó là bánh vắt vai.

Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may

Người Lô Lô ở Hà Giang quan niệm, thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưg không lấy nhiều hay những vật có giá trị lớn, mà chỉ là củ hành, củ tỏi, thanh củi…

Người Lô Lô đón Tết bằng cách… ăn trộm.

Người đi lấy may không đi công khai, không rủ nhau đi, không muốn chủ nhà bắt được. Ai cũng đi âm thầm, lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi. Thế nhưng nhỡ có bị chủ nhà bắt được thì họ cũng không bị trách móc gì.

Đặc biệt, mỗi gia đình phải đi ăn cắp cái gì đó và phải lấy cho đủ con số 12. Ví dụ, lấy ngô đủ 12 bắp; lấy gà, gạo, hoa quả cứ đủ con số 12. Đó là con số may mắn ứng với 12 tháng trong năm tới.

Hát thi với gà

Người Pu Péo quan niệm, tiếng gà gáy vừa hay vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời dậy. Vì thế khi giao thừa đến, người Pu Péo ở Hà Giang phải canh chừng gà trống.

 

Thấy gà vừa vỗ cánh, chuẩn bị gáy là người ta đốt ngay một quả pháo ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy. Ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Vỗ mông ngày Tết

Theo phong tục từ xưa, các chàng trai, cô gái Mông không ai hẹn ai, trong trang phục truyền thống nô nức tìm đến các bãi đất rộng, khoảng trống dưới các chân núi để vui chơi, tâm tình. Họ đi thành từng tốp, gặp nhau cùng với những lời thăm hỏi, chúc tụng đầu năm.

 

Các chàng trai mạnh mẽ trong trang phục truyền thống và thể hiện bản lĩnh của mình qua các trò chơi: Đẩy gậy, kéo co, múa khèn… Những thiếu nữ miền sơn cước thướt tha trong tà áo mới, e lệ trong những câu hát giao duyên, trữ tình.

Khi những ánh mắt đã tìm được nhau, cô gái e thẹn sẽ tách khỏi đám đông chờ đợi. Chàng trai ngay lập tức tiến tới, dùng tay vỗ vào mông các cô gái. Nếu cô gái ưng thuận thì quay lại vỗ nhẹ vào mông chàng trai mà đáp lời đường mật.

Cứ như vậy, đôi trai gái vừa đi chơi hội và vỗ qua vỗ lại trao nhau những lời yêu thương cho đến khi vỗ đủ 9 cặp, tức là hai bên đã chấp thuận nhau, trước sự chứng kiến của nhiều người. Sau đó, các đôi trai gái nắm tay nhau lên núi tìm chỗ tâm sự, trao gửi những yêu thương hứa hẹn.

Thờ bát nước lã

Người Pà Thẻn ở Hà Giang một phong tục độc đáo là thờ bát nước lã quanh năm trên bàn thờ tổ tiên của gia đình.

Bát nước này được đậy kín, không được để cho cạn khô. Trong năm, chỉ vào cuối tháng 6, tức là giữa năm , gia chủ mới được phép mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết.

Vào đêm 30 Tết, nhà nhà đều phải bịt kín tất cả các cửa hoặc lỗ thông khí. Trong lúc cửa đóng, then cài, gia đình bí mật nấu một nồi cháo gà để cả nhà cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ mới lấy bát nước trên bàn thờ xuống cọ rửa và thay nước mới. Ngay sau đó, nghi thức cúng giao thừa mới bắt đầu.

Việc làm này giữ bí mật trong nhà không lộ ra ngoài. Theo tín ngưỡng của bà con, nếu lộ ra thì trong năm mới gia đình làm ăn vất vả, con cái ốm đau bệnh tật.

Xem bói gan lợn thiến

Trong ngày Tết của người Hà Nhì, thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc các gia đình phải có. Dù giàu hay nghèo, vào ngày Tết, tất cả mọi gia đình đều mổ lợn đón năm mới.

Đây là những con lợn đực, được thiến từ đầu năm để vỗ béo do các hộ gia đình tự nuôi lấy. Khi mổ lợn ăn Tết, lá gan là thứ đặc biệt quan trọng của người Hà Nhì. Người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn phải căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.

Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường

Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày.

Ngoài ra, người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.

Người Thái gọi hồn vào dịp Tết

Người Thái có tục lệ rất đặc trưng vào dịp Tết đến là tục gọi hồn. Vào tối 29 hoặc 30 Tết mỗi gia đình sẽ làm thịt 2 con gà, một con cúng tổ tiên, một con gọi hồn cho những người trong nhà.

 

Thầy cúng sẽ lấy áo của từng thành viên trong nhà bó chặt một đầu với nhau và vắt lên vai. Tay thầy cúng cầm một cây củi đang cháy mang ra đầu làng gọi hồn. Sau khi gọi khoảng 2, 3 lần, thầy cùng về chân cầu thang của gia đình này để gọi thêm một lần nữa. Cuối cùng thầy cúng sẽ buộc một sợi chỉ đen vào tay của từng thành viên trong gia đình để trừ tà ma.

Tết Nhô Lirbông của người Cơho

Người Cơho sinh sống chủ yếu ở Lâm Đồng, họ ăn tết sau tết Nguyên Đán của người Kinh khoảng một tháng gọi là tết NhôLirBông ( mừng lúa về nhà). Tết này thường kéo dài cả tháng. Lễ cúng lúa thường được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình và bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của già làng cùng nhiều gia chủ khác.

 

Người ta lấy máu gà bôi lên vựa thóc sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui.

Tết nhảy của người Dao

Đối với người Dao ngày đầu năm là chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Mỗi nhà đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hoặc trên vách tường để đón mừng xuân.

 

Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Ðao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. Tết nhảy bắt đầu trước tết Nguyên Ðán khoảng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...