Nếu con có vấn đề về bệnh lý, cha mẹ nên nói chuyện với chuyên gia tâm lý để tìm cách ứng xử phù hợp. Còn nếu nguyên nhân không phải vì bệnh lý, cha mẹ hãy bớt chút thời gian dành của mình dạy con kỹ năng sống để giúp con tự tin bước vào đời.
Đến một giai đoạn, trẻ sẽ rơi vào “khủng hoảng”, không nghe lời cha mẹ hay những người xung quanh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân để biết con bạn có thể rơi vào trường hợp nào và cách giải quyết thích hợp.
Bản tính tò mò
Nếu cha mẹ yêu cầu trẻ làm điều gì đó, trẻ sẽ tò mò muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng không làm điều đó. Trí tò mò là một yếu tố kích thích năng lực sáng tạo, tư duy và tham vọng ở trẻ – một trong những kỹ năng sống trẻ em cần thiết trong thế kỷ 21.
Trẻ không có giới hạn về tính tò mò, do vậy người lớn nên đối phó với điều này bằng sự kiên nhẫn và tình yêu, đồng thời cũng lồng ghép vào đó những bài học kỹ năng sống về tính tò mò gắn với cuộc sống như phép lịch sự, cách tôn trọng người khác.
Cha mẹ không nên nổi giận nhiều về tính tò mò của bé bởi điều đó có thể còn làm cho bé trở nên lì lợm và không nghe lời.
Muốn gây sự chú ý
Trẻ cố ý không nghe lời cũng chỉ vì muốn gây sự chú ý. Chúng muốn toàn bộ đám đông phải nhìn vào hoặc nói chuyện với chúng một cách tập trung và chăm chú.
Hài hước là, có đôi khi trẻ còn cố tình không nghe lời cha mẹ và cố ý làm những việc trái ngược với điều bạn yêu cầu, chỉ vì muốn bạn phát khùng lên và thấy được bạn la mắng cũng như chú ý đến chúng.
Điều cần thiết cho phụ huynh để xử lý khi trẻ không vâng lời là kiên nhẫn và bình tĩnh. Tránh đánh đập trẻ khi điều đó xảy ra.
Dạy kỷ luật là để giáo dục. Cha mẹ có thể can thiệp vào những quy tắc đạo đức của chúng như dạy trẻ không được đánh nhau, không được tự ý ăn trộm, chào hỏi người lớn thật to để họ chú ý một cách tích cực hoặc giúp đỡ mọi người để gây chú ý.
Có những cách rất hay là bố mẹ có thể tận dụng tính nết của trẻ để rèn luyện kỹ năng sống cho con.
Trẻ muốn được tôn trọng
Muốn được thể hiện và được tôn trọng là những nhu cầu cao cấp của con người, thuộc bản năng khi mà những nhu cầu ăn uống, giao tiếp... đã được đáp ứng.
Trẻ em cũng không ngoại lệ, thật khó khăn khi cố nài ép bé làm theo ý bé không muốn, và cũng không cần thiết khi nó thuộc không gian của trẻ. Bởi đối với trẻ, những sự lựa chọn này rõ ràng rất quan trọng đối với chúng, thuộc về thế giới mà trẻ muốn được tôn trọng.
Cha mẹ phải thực sự cẩn trọng khi can thiệp vào cái tôi riêng của trẻ, hãy dần thiết lập những giới hạn, những tình huống hậu quả và làm gương cho trẻ – rèn luyện kỹ năng sống trẻ em một cách nhuần nhuyễn.