Lau chùi, thu dọn hằng ngày là yêu cầu tối thiểu để giúp căn bếp được sạch sẽ. Tuy nhiên, nhiều người dù chăm chỉ giữ gìn vệ sinh đến đâu mà bỏ qua, không vứt ngay 3 thứ khiến chúng cứ tồn tại trong bếp. Những thứ đó sẽ làm hỏng môi trường không khí bếp, đồng thời còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả gia đình.
1. Rác thải, thực phẩm bỏ đi
Thùng rác trong bếp là nơi vứt đủ các thứ trên đời này, chủ yếu nhiều nhất là thức ăn thừa. Đôi khi vì thùng rác không đầy nên nhiều người “lười” đi đổ. Tuy nhiên, điều này là không nên.
Rác thải trong nhà bếp có chứa độ ẩm, chất hữu cơ cực cao dễ dẫn đến thối rữa, để lâu sẽ sinh ra mùi hôi thối, thu hút nhiều muỗi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vệ sinh phòng bếp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.
Ngoài ra, rác để tích trữ trong bếp lâu cũng sẽ lên men và tạo ra khí metan. Nếu vứt rác ở đường ống nước thải, nhất vào thời tiết nóng, khí metan sẽ nở ra, tràn khắp đường ống, khi có một mồi lửa nhỏ, khí metan sẽ lập tức cháy và phát nổ.
2. Đũa, thớt dùng lâu
Theo quan điểm của nhiều người, đũa, thớt là đồ dùng lâu, chỉ cần không bị gãy, vỡ thì không cần vứt bỏ. Nhưng đây là một cách hiểu sai lầm.
Đũa, thớt sử dụng càng lâu thì số vi khuẩn bụi bẩn bám vào càng cao. Trong trường hợp đũa, thớt được sử dụng, cọ rửa nhiều lần, trên bề mặt đũa, thớt sẽ hình thành các đường rãnh lõm nhỏ. Những chỗ đó là nơi vô cùng thích hợp để những vi khuẩn trú ngụ hay chất tẩy rửa còn bám lại.
Các vi khuẩn ở đũa, thớt rất độc hại, có thể kể đến như vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus, vi khuẩn E. coli gây ra bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa. Nguy hiểm hơn, đũa . thớt dùng lâu có thể sản sinh ra aflatoxin – độc tố được chứng minh gây ra ung thư gan được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo.
Vì vậy, chỉ nên dùng đũa, thớt từ 3-6 tháng, sau đó thay mới. Nếu trong nhà bạn có đũa, thớt dùng quá thời hạn này, hãy vứt chúng đi để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.
3. Bộ dụng cụ ăn uống có vết xước, nứt
Bát, đĩa… các gia đình sử dụng đa phần làm bằng gốm sứ. Sử dụng lâu trong thời gian dài có thể biến dạng, bong tróc, nứt vỡ. Khi có hiện tượng này, chúng ta cần vứt chúng đi ngay.
Bởi vì trong những lớp men sứ đẹp đẽ đó có chứa chì, nếu bát, đĩa nứt xước ra, chì có thể trộn lẫn vào thức ăn. Sử dụng lâu dài những dụng cụ ăn uống đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.