Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Kinh tế

4 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,9 tỷ USD

Theo số liệu Bộ NN&PTNT, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt khoảng 31,8 tỷ USD, tăng 7,0% so với 4 tháng đầu năm 2021. Trong đó xuất khẩu (XK) đạt khoảng 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu (NK) ước khoảng 13,9 tỷ USD, giảm 2,3%; xuất siêu gần 4,0 tỷ USD, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 4, kim ngạch XK ước trên 4,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng 4/2021, giảm 2,6% so với tháng 3/2022; trong đó, giá trị XK nhóm nông sản chính khoảng 1,9 tỷ USD, lâm sản chính ước gần 1,6 tỷ USD, thủy sản đạt gần 1,1 tỷ USD và chăn nuôi đạt 29,7 triệu USD,…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch XK nông lâm thủy sản ước gần 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK nhóm nông sản chính đạt trên 7,4 tỷ USD, tăng 10,5%; lâm sản chính đạt gần 5,9 tỷ USD, tăng 4,9%; thủy sản ước đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 43,7%; chăn nuôi ước đạt 105,4 triệu USD, giảm 19,0%; XK đầu vào sản xuất khoảng 883 triệu USD, tăng 70,7%.  

 4 tháng đầu năm, đã có 05 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị XK đạt trên 01 tỷ USD (cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ). Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ. Cụ thể: Giá trị xuất khẩu cà phê đạt gần 1,7 tỷ USD (tăng 59,4%); cao su đạt khoảng 869 triệu USD (tăng 10,9%); hồ tiêu khoảng 367 triệu USD (tăng 29,6%); sắn và sản phẩm sắn đạt 574 triệu USD (tăng 29,5%), cá tra đạt 894 triệu USD (tăng 89,6%), tôm đạt trên 1,3 tỷ USD (tăng 38,6%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 5,5 tỷ USD (tăng 4,5%); mây, tre, cói thảm đạt 339 triệu USD (tăng 22,7%). 

Những mặt hàng giảm gồm: Chè đạt 51 triệu USD (giảm 13,2%), nhóm hàng rau quả đạt khoảng 1,2 tỷ USD (giảm 14,6%), hạt điều ước đạt 889 triệu USD (giảm 6,7%).

Về thị trường xuất khẩu, ước giá trị XK nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 41,0% thị phần), châu Mỹ (29,7%), châu Âu (12,8%), châu Phi (1,8%) và châu Đại Dương (1,7%). Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 4,9 tỷ USD (chiếm 27,3% thị phần), trong đó kim ngạch XK nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỷ trọng kim ngạch XK nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường này. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc trên 3,2 tỷ USD (chiếm 18,1% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm 22,4% tỷ trọng kim ngạch XK nông lâm thủy sản. Thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 7,1%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,0% giá trị XK nông lâm thủy sản). Thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt khoảng 822 triệu USD (chiếm 4,6%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 43,9% giá trị XK nông lâm thủy sản).

Về nhập khẩu, trong tháng 4, đã kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu trên 47,4 nghìn lô hàng (NK là 23,5 nghìn lô, XK trên 23,9 nghìn lô) với trọng lượng gần 7,8 triệu tấn; kiểm tra ATTP hàng thực vật NK khoảng 13.98 nghìn lô, trọng lượng là 1,78 triệu tấn; kiểm tra 862 lô phân bón nhập khẩu; chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan, Pháp,... 331 lô thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Đức, Singapore, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,…

Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch NK các mặt hàng nông lâm thủy sản ước gần 13,9 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông sản chính ước đạt gần 8,8 tỷ USD, giảm 2,9%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 564,3 triệu USD, tăng 13,0%; nhóm lâm sản chính khoảng 988,2 triệu USD, giảm 3,6%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 979,8 triệu USD, giảm 14,9%; nhóm đầu vào sản xuất ước gần 2,4 tỷ USD, tăng 4,0%.

Sang đến tháng 4 Campuchia lại trở thành thị trường XK nông sản sang VN nhiều nhất đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 11,4% thị phần (trong đó mặt hạt điều chiếm 50,8% giá trị); tiếp theo là Hoa Kỳ và Braxin đều đạt khoảng 1,1 triệu USD, chiếm 8,1% (mặt hàng bông chiếm khoảng 34,4% giá trị hàng từ Hoa Kỳ và 30,9% từ Brazil).