1. Dạy con kỹ năng xã hội ngay khi còn nhỏ
Nghiên cứu dài 20 năm của TS. Jones, Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ) đã cho thấy mối liên hệ tích cực giữa sự phát triển các kỹ năng xã hội trong môi trường lúc nhỏ (ví dụ: nhà trẻ, câu lạc bộ, hoạt động thiếu nhi trong nhà thờ...) với khả năng "lãnh đạo" và giải quyết được các vấn đề khi lớn.
Cha mẹ nên dành thời gian cho trẻ tham gia các hoạt động trên trường lớp, hoặc vui chơi cùng với các trẻ khác. Nhưng, đừng đẩy trẻ vào rồi để đó, cha mẹ cần quan tâm trẻ đang làm gì và ủng hộ tinh thần cho con, đặt câu hỏi liên quan đến hoạt động của con. Đó mới là trung tâm của kết quả nghiên cứu.
2. Đừng quá bao bọc con
Nhóm nghiên cứu Julie Lythcott-Haims, Đại học Harvard (Mỹ) cho biết: Trẻ con trải nghiệm các vấn đề khác người lớn, chúng luôn tò mò để thực hiện. Đây là điểm quan trọng để khuyến khích trẻ vượt qua hoặc đạt được mục tiêu theo cách của mình. Cha mẹ được phép bảo vệ vòng ngoài, nhưng khi trẻ có cơ hội và sự tò mò để làm, thì đừng can thiệp, dù kết quả có cho trẻ thất bại.
Bài học lớn cần biết: Khi bản thân làm sai thì chúng ta biết cách làm đúng, nhưng ai đó nói chúng ta sai chỗ nào thì chúng ta vẫn sẽ làm sai. Trẻ con cũng như vậy, chỉ khác chúng có nhiều tò mò và động lực để làm hơn.
Công việc khuyến khích: Yêu cầu/ khuyến khích trẻ làm trước khi trẻ muốn thử.
Nếu con ngại làm, thì hãy gợi mở những câu hỏi và khuyến khích trẻ thử, đừng ép mà hãy đợi dịp khác.
3. Tránh dùng thiết bị điện tử ở tuổi sớm, ít nhất trước 4 tuổi
Tiến sĩ Greg, Đại học Montreal cho biết: Làm quen với thiết bị điện tử quá sớm có thể làm não bộ trẻ "lười vận động" vài chức năng quan trọng cho phát triển tư duy và giao tiếp.
Nghĩa là, nếu trẻ tham gia vui chơi thì các vùng chức năng đó hoạt động và phát triển, còn nếu trẻ dành thời gian trên màn hình thì nó sẽ kém phát triển hoặc thậm chí có thể không phát triển.
4. Nuôi dưỡng trẻ trong 1 gia đình hòa bình
Giáo sư Hughes, Đại học Illinois, chia sẻ: Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình biết yêu thương, hạn chế xung đột và cha mẹ luôn tôn trọng lẫn nhau sẽ phát triển tốt cả trí tuệ và cảm xúc.
Cha mẹ nên hạn chế xung động khi có mặt con, một người giận, thì người còn lại nên im lặng. Điều này không có nghĩa là chịu đựng, mà là cách rất tốt để chuyển biến sang 1 hình thức thông minh hơn - đó là tránh bị dẫn dắt bỡi cảm xúc. Khi 1 bên to tiếng, thì bên còn lại nếu to tiếng chỉ làm câu chuyện lớn hơn. Im lặng là cách dập tắt ngọn lửa của giận hờn, mà cho phép ngọn lửa của thông cảm được bùng cháy.
Với trẻ, khi con tức giận hay bướng bỉnh, bạn quát tháo cũng chỉ châm thêm lửa. Hãy im lặng thì ngọn lửa yêu thương sẽ bùng lên. Cách giáo dục trẻ tốt nhất là lắng nghe, cảm thông và cứng rắn khi cần, chứ không phải là vũ lực hay quát mắng.