Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mắc chứng trầm cảm. Đọc trước để sau sinh không bị mắc phải. Luôn giữ tinh thần sảng khoái. Con là báu vật mà ông Trời ban tặng, hãy nâng niu bảo vệ con và yêu thương chính mình các mẹ nhé.
5 dấu hiệu bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh
Thể nhẹ và trung bình của trầm cảm sau sinh đôi khi không được phát hiện hoặc không được chính các bà mẹ thừa nhận. Vì vậy, làm thế nào để xác định các triệu chứng của trầm cảm sau sinh?
1. Không thấy mình như trước
Nếu đã hơn một tháng kể từ khi sinh con mà bạn vẫn không cảm thấy bản thân trở lại như con người trước đây. Nếu bạn không còn thích thú với những thứ, hoạt động ưu thích trước kia, hoặc đơn giản là cảm thấy như có gì đó không ổn thì hãy tin tưởng vào bản năng của bạn.
1 tháng này mình xông hơ cả ngày lẫn đêm, trời nắng nóng vẫn xông, có dì và bà giúp đỡ nên rất thư thái. Trộm vía bé mình khá ngoan nên mẹ cũng nhàn. Mình sinh bé thứ 2 nên có khá khá kinh nghiệm vì thế mà vừa sinh xong mình đã lấy lại tinh thần rồi.
2. Co mình và không muốn giao tiếp với người khác
Nếu những suy nghĩ về bạn bè và người thân đến thăm em bé mới sinh để lại cho bạn một cảm giác sợ hãi, hoặc bạn thường bấm phím im lặng khi điện thoại đổ chuông, rõ ràng có chuyện không ổn ở đây. Trầm cảm thường biểu hiện trong một cảm giác bị cô lập và không muốn tham gia thế giới bên ngoài.
Hồi sinh bé đầu đúng là mỗi khi điện thoại báo tin nhắn hay cuộc gọi mình chỉ muốn đập luôn nó cho rồi, chẳng muốn tiếp xúc với ai. Bé đầu nó vậy đó nhưng sau này mình thấy làm vậy chỉ tội cho bản thân.
3. Suy nghĩ tiêu cực về con cái và chuyện làm mẹ
Bạn thử chú ý đến phản ứng của mình mỗi khi có ái đó hỏi về em bé mới sinh hay việc được lên chức mẹ của bạn xem như thế nào nhé. Nếu phản ứng ngay lập tức của bạn là than phiền hoặc tìm ra lỗi để chê trách con của mình thì đúng là bạn đang gặp rắc rối đấy. Vì đúng là lần đầu làm mẹ không dề dễ dàng chút nào, nhưng bản năng của bà mẹ nào cũng là tìm ra những điều tích cực chứ không bao giờ suy nghĩ tiêu cực về con cả.
Mình thích làm mẹ và khoái có con nên không có suy nghĩ này.
4. Suy nghĩ tuyệt vọng
Nếu bạn thấy tâm trí của mình hay “đào sâu” vào những nơi “tăm tối”, đừng vội coi thường nó. Suy nghĩ muốn làm tổn thương chính mình, tổn thương em bé của bạn, hoặc bạn đời của bạn phải được xem xét một cách nghiêm túc. Đây không phải là chuyện dễ dàng để nói ra, nhưng việc bạn tâm sự với một người nào đó mà bạn tin tưởng và tìm sự giúp đỡ cho việc này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đã hơn 1 lần muốn tự tử vì chồng không hiểu mình lúc mình sinh bé đầu xong. Giai đoạn này đúng là khủng khiếp, giá như mình mở lòng và nói nhiều hơn chút nữa để chồng hiểu thì không có suy nghĩ tiêu cực này.
5. Bạn cảm thấy trống rỗng và không muốn gắn kết với con
Không phải bản năng làm mẹ của người phụ nữ sẽ bị “biến mất” ngay lập tức, nhưng nếu một vài tuần trôi qua và bạn vẫn không cảm thấy có sự kết nối với em bé của mình, điều gì đó không ổn có thể đã xuất hiện.
Từ từ sẽ quen với bé thôi hà, nên chịu khó nói chuyện với bé khi còn mang thai thì mẹ sẽ háo hức chào đón bé đến thế giới của mẹ hơn.