Khi hôn nhân không hạnh phúc, bạn có thể tự nhủ với bản thân, tự đưa ra những "cái cớ" để tiếp tục, chỉ bởi vì bạn sợ. Những cái cớ này có thể là: "Tôi đã bỏ quá nhiều thời gian vào cuộc hôn nhân này, chẳng lẽ lại kết thúc ở đây", hoặc là "Tôi đã hy sinh quá nhiều, không thể cứ thế mà mà bỏ đi được." Nếu thấy bản thân mình đang rơi vào tình cảnh này, dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn có thể bước tiếp.
1. Đừng xem những năm tháng hôn nhân là một loại đầu tư
Thời gian bạn bỏ vào cuộc hôn nhân không phải là một khoản thanh toán không hoàn lại, nên đừng bao giờ coi nó như vậy. Khi người ta biện minh tại sao bản thân họ cứ cố chấp tiếp tục cuộc hôn nhân không hạnh phúc, họ thường lấy thời gian ra làm cái cớ. Nếu hôn nhân hạnh phúc, thời gian mà hai người dành cho nhau sẽ đem lại niềm vui, những kỉ niệm khó quên đối với cả hai, khiến cho cuộc sống gia đình ngày càng thoải mái hơn. Nhưng một khi hôn nhân rạn nứt, bạn không thể lấy những năm tháng đó để biện hộ cho việc ở lại của mình, nhất là khihôn nhân tan vỡ và hai người không còn tìm thấy sự kết nối với nhau.
ảnh minh hoạ
2. Hãy nhớ rằng bạn xứng đáng nhiều hơn thế. Đừng đối xử với với cuộc sống và hạnh phúc của bạn như một món hàng
Bản thân bạn, mối quan hệ của bạn, cuộc đời của bạn xứng đáng nhiều hơn là một món hàng bị đem ra thương lượng. Khi bạn coi cuộc hôn nhân như là một loại đầu tư về thời gian, và sử dụng khoảng thời gian đó là cái cớ để tiếp tục sống trong ưu phiền, vậy là bạn đã có lỗi với chính bản thân mình.
3. Những năm tháng hôn nhân đã dạy bạn rất nhiều điều, nhưng bạn không nợ nó điều gì
Điều này nghe có vẻ phũ phàng, nhưng bạn cần nhìn nó dưới một góc độ khác. Hầu hết chúng ta đều có những kỉ niệm tuyệt vời, và việc lưu giữ, coi trọng những kỷ niệm đó là đúng đắn. Nó đã từng mang lại hạnh phúc cho ta, giúp ta trưởng thành. Nhưng bạn đừng lấy những kỉ niệm đó ra để làm lý do tiếp tục khi hôn nhân tan vỡ. Bạn có thể có một cuộc hôn nhân 5 năm, 10 năm hay 20 năm, và đã hy sinh rất nhiều cho nó. Bạn có thể nghĩ rằng vẫn đang nợ nó điều gì mà chưa trả hết.
Nhưng hãy nhìn vào thực tế, chỉ nhìn vào kỷ niệm không giúp bạn sống hạnh phúc ở hiện tại được đâu. Bạn nên coi những năm tháng đó như kinh nghiệm mà mình tích lũy được, về gia đình, về mối quan hệ và về chính bản thân bạn.
ảnh minh hoạ
4. Bạn sợ phải bắt đầu lại từ đầu. Điều đó cũng là điều bình thường thôi
Khoảng thời gian bạn "đổ" vào mối quan hệ, khi mà bạn, hoặc nửa kia không còn mặn mà nữa, ít nhất vẫn là lúc bạn thấy thoải mái, và nhìn thấy được tương lai khá rõ ràng. Một mối quan hệ chỉ thực sự chấm hết khi mà bạn không còn một kế hoạch, dự định cho tương lai. Bạn sợ phải bắt đầu lại từ đầu, vì bạn nghĩ bạn không còn trẻ trung nữa, không ổn định về tài chính, hay không còn "trẻ trâu" để đưa ra những quyết định như vậy. Điều bạn cần làm lúc này là hãy tin tưởng vào bản thân mình hơn, hãy tự tin rằng mình rất mạnh mẽ, thông minh, tự nhủ rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn.
Nỗi sợ hiện hữu ở mỗi con người, nhưng lòng can đảm dám đứng lên dành lấy hạnh phúc mới là thứ khiến người ta khác biệt. Hãy bước qua nỗi sợ hãi đó và dành lấy cho mình một cơ hội thứ hai.
5. Thời gian đầu tư vào một mối quan hệ không tỷ lệ thuận với hạnh phúc. Bạn hoàn toàn có thể tìm hạnh phúc mới cho riêng mình
Khi bạn bắt đầu một cuộc sống mới, bạn được lựa chọn dành khoảng thời gian tiếp theo ra sao. Có người sẽ chọn đau khổ, tức giận sau một cuộc hôn nhân tan vỡ, có người lại chọn đầu tư nó cho bạn thân, và đi tìm hạnh phúc mới. Chẳng ai được số phận định đoạt là phải số một cuộc sống đau khổ sau khi ly hôn cả. Bạn hoàn toàn có thể đổ hết năng lượng và thời gian của mình vào một mối quan hệ hạnh phúc khác mà bạn xứng đáng có được.