1. Do bugi hỏng
Bugi bị hỏng có thể là do bị mòn các điện cực, các điện cực bị nóng chảy; hoặc có muội than bám trên các điện cực của bugi. Việc này khiến cho khe của các điện cực trên bugi bị rộng ra, quá trình tạo tia lửa điện xảy ra khó khăn. Ngoài ra, bugi bị hỏng có thể là các dây cao áp, bộ chia điện bị hỏng... Nếu gặp phải trường hợp này bạn nên thay thế bugi cũng như các bộ phận khác. Nó sẽ giúp khắc phục hiện tượng dộng cơ ô tô bị giật cục.
2. Lọc gió bụi bám quá nhiều
Lọc gió có nhiệm vụ lọc bụi khỏi không khí trước khi vào trong động cơ. Nếu lọc gió bị bụi bám quá nhiều gây tắc nghẽn, lượng không khí đi vào động cơ sẽ không đều. Việc này khiến cho động cơ ô tô bị giật cục. Để khắc phục bạn nên vệ sinh lọc gió hoặc thay lọc gió mới.
3. Do cảm biến vị trí bướm ga TPS
Cảm biến TPS có nhiệm vụ gửi tín hiệu về góc mở của bướm ga đến ECU. Nếu như các biến trở bị hư hỏng hoặc xảy ra hiện tượng ngắn mạch, lúc này ECU sẽ điều khiển phun nhiều nhiên liệu vào buồng đốt hơn. Hoặc mạch điện của cảm biến bị hở nhiên liệu sẽ được phun ít lại. Việc này cũng khiến cho động cơ ô tô bị giật cục, chết máy, khó khởi động.
4. Do van tuần hoàn khí thải EGR
Van tuần hoàn khí thải EGR có nhiệm vụ đưa một phần khí thải vào đường buồng đốt để giảm nhiệt động cơ và giảm các thành phần độc hại trong khí thải. Van EGR có thể bị kẹt hoặc bị rò rỉ. Việc này khiến cho động cơ ô tô bị giât cục hoặc chết máy.
5. Do cảm biến oxy
Cảm biến oxy có nhiệm vụ đo lượng oxy trong khí thải và gửi tín hiệu tới ECU. Lúc này ECU sẽ xử lý thông tin và tính toán lượng nhiên liệu cần phun vào buồng cháy. Sau thời gian dài sử dụng cảm biến sẽ bị muội than bám bịt các lỗ trên cảm biến. Việc này làm cho ECU hoạt động không chính xác, làm cho động cơ bị mất lửa, tiêu hao nhiên liệu và ảnh hưởng tói kim phun khiến cho động cơ ô tô bị giật cục.