Các loại đậu
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các loại đậu như đậu lăng và đậu Hà Lan, như đậu, đậu gà là những thực phẩm giúp giảm cholesterol. Một nghiên cứu, được công bố trong Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada , phát hiện ra rằng 3/4 cốc bột đậu mỗi ngày giúp giảm 5% LDL cholesterol (đây là cholesterol “xấu” vì chúng tích tụ trong thành động mạch, làm cho động mạch cứng và hẹp). Tuy không nhiều, nhưng đây là một sự sụt giảm đáng kể.
Các loại đậu là một trong những nhóm thực phẩm linh hoạt nhất, vì chúng có thể được tiêu thụ trong cả các món ăn mặn và ngọt, cũng như được tìm thấy ở nhiều dạng, bao gồm cả dạng hạt hay dạng nhuyễn như sốt hummus, bột mạch và các sản phẩm như mì ống. Có thể ăn đậu cùng với trứng ốp la hoặc giã đậu thành bột rồi say thành sinh tố. Ăn nhẹ với món đậu xanh nướng hoặc ăn rau với đậu lăng nhúng cũng là một cách hay. Chúng ta thậm chí có thể sử dụng đậu Hà Lan hoặc đậu lăng xay nhuyễn để thay thế cho món khai vị.
Trái bơ
Trong một nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania, các nhà nghiên cứu đã đặt những người béo phì vào chế độ ăn ít hoặc vừa đủ chất béo, cũng như có hoặc không sử dụng bơ .Trong khi chế độ ăn ít chất béo làm giảm LDL xuống 7 mg / dL, chế độ ăn kiêng chất béo vừa đủ mang lại kết quả tốt hơn: Những người không ăn bơ đã giảm 8 mg / dL LDL và nhóm ngươi ăn bơ thì giảm 14 mg / dL .
Bơ có thể ăn kèm với tất cả mọi thứ! Quết bơ nghiền trên bánh mì nướng ngũ cốc, xay thành sinh tố, thêm vào trứng ốp la hoặc salad. Sử dụng bơ để trang trí các món súp,cá, gà, đậu, hummus, ngũ cốc nguyên hạt hoặc rau. Sử dụng quả bơ để làm bánh và nước sốt cũng là một ý kiến không tồi.
Yến mạch
Yến mạch là một thực phẩm giảm cholesterol nổi tiếng. Trong một nghiên cứu của Thái Lan, những người có cholesterol cao được ăn bột hoặc cháo yến mạch trong bốn tuần. Những người này đã giảm 5% tổng lượng cholesterol trong cơ thể và giảm 10% trong LDL của họ.
Vào bữa sáng, yến mạch có thể được say cùng sinh tố, nướng và rắc lên trái cây tươi. Ngày nay có rất nhiều cách chế biến yến mạch để nấu thành những món ăn mặn cũng như ngọt.
Bạn cũng có thể sử dụng yến mạch để phủ lên cá hoặc gà nướng (thay cho vụn bánh mì), và như một chất độn trong thịt viên. Ngoài ra yến mạch và bột yến mạch cũng là nguyên liệu chính cho bánh quy, các món nướng và món tráng miệng. Chúng thậm chí có thể được khuấy trong sô cô la chảy, cùng với quế, gừng và dừa vụn. Một ý tưởng tráng miệng bổ dưỡng khác đó là: Trộn đều sữa chua, đường và sữa đặc cho tan rồi cho vào ly. Yến mạch ngâm nở cho lên trên lớp sữa chua, sau đó làm một lớp sữa chua nữa rồi rắc yến mạch và trái cây sấy khô lên trên cùng.
Quả hạnh nhân
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng cho thấy rằng trong số các bệnh nhân mắc bệnh tim , họ chỉ tiêu thụ 10 gram hạnh nhân trước khi ăn sáng (tức là khoảng 8 quả hạnh nhân), đã tăng đáng kể mức HDL giúp loại bỏ các LDL cholesterol dư thừa ở động mạch và đưa chúng trở về gan.
Ngoài cách ăn vặt nguyên hạt hạnh nhân , bạn có thể sử dụng bơ hạnh nhân và bột hạnh nhân trong nhiều bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ. Say bơ hạnh nhân vào sinh tố, thêm bột yến mạch hoặc parfaits, phết lên bánh mì nướng ngũ cốc, hoặc đặt chúng lên trái cây thái lát. Thêm các gia vị như tỏi và gừng tươi vào bơ hạnh nhân giúp bánh sandwich thơm ngon hơn, hoặc pha loãng hỗn hợp hạnh nhân với nước dùng rau củ ít natri hữu cơ để làm nước xốt cho rau hấp hoặc xào. Hạnh nhân nghiền hoặc bột hạnh nhân cũng có thể được sử dụng để nạm cá hoặc gia cầm. Thêm vào đó, hạnh nhân cắt lát là một cách trang trí tuyệt vời cho bất kỳ món xào, món ngũ cốc, hoặc món rau chay nào.
Trà xanh
Một cách hay để giảm nguy cơ mắc bệnh tim là giảm LDL mà không giảm HDL. Phân tích tổng hợp của một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ chỉ ra rằng: tiêu thụ trà xanh giúp giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần (hơn 7 mg / dL) và giảm đáng kể giá trị LDL (hơn 2 mg / dL) mà không ảnh hưởng đến HDL bảo vệ.
Ngoài việc thưởng thức trà xanh nóng hoặc đá, bạn có thể kết hợp pha trà vào các bữa ăn của mình. Sử dụng trà xanh lạnh cho các loại sinh tố hoặc nước xốt. Trà còn có thể sử dụng làm thành phần cho súp, hoặc để hấp gạo nâu và nấu rau. Trà xanh ướp lạnh, có hương vị của gừng tươi, bạc hà hoặc húng quế, và trái cây nghiền, cũng là một trong những lựa chọn cho một ly cocktail.
Hy vọng mọi người có thể sử dụng những lựa chọn trên để chế biến cho mình những món ăn mặn cũng như món ăn ngọt theo ý muốn của mình. Những món ăn không những ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có cholesterol cao.
Hồng Nhung/ Theo Tạp chí Sức khỏe/ GĐTE