Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

6 loại bệnh thường gặp khi sang thu

Thời tiết giao mùa từ hè sang thu khi nhiệt độ chênh lệch thất thường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh.

 

Bệnh đường hô hấp

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai, Hà Nội), bệnh lý đường hô hấp là bệnh thường gặp khi sang thu, trẻ em càng dễ mắc.

- Viêm đường hô hấp trên hay gặp và khó chịu vì ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bệnh cấp tính gây sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, niêm mạc họng đỏ. Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và rất dễ chuyển thành mạn tính.

- Viêm đường hô hấp dưới ít gặp gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi và hay bị nặng. Mùa này 3 loại virus cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa.

- Viêm phế quản gây khó thở, khò khè, ho nhiều, có đờm.

 

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp khi thu sang.


Để phòng ngừa bệnh đường hô hấp vào mùa thu, các bạn cần giữ ấm cơ thế và đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Nhất là với trẻ nhỏ, vào sáng sớm và ban đêm cần chú ý giữ ấm, tránh mặc đồ quá dày kẻo mồ hôi ra nhiều dẫn đến nhiễm lạnh. Vệ sinh cá nhân, rửa rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi ngoài đường và các nơi công cộng.

Khi có những biểu hiện bệnh các thể như trên cần tới bác sỹ sớm để được dùng thuốc thích hợp, hạn chế tái phát.

 Cảm cúm

Một bệnh thường gặp khi sang mùa thu khác là cảm cúm. Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Người bệnh thường có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn... Bởi vậy khi có các dấu hiệu, đặc biệt kèm theo sốt cao cần đi khám sớm để tránh biến chứng.

 

Virus cảm cúm dễ lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh. Do đó nên rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với những vật dụng trong nhà khi có người nhà bị cảm cúm để loại bớt tác nhân gây bệnh. Ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

Sốt xuất huyết

Thời tiết giao mùa từ hè sang thu ẩm thấp là cơ hội để muỗi sinh sôi, nảy nở. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn đặc biệt trẻ ở khu vực có nhiều muỗi, có sông, rạch và nơi có ao tù, nước đọng.

Dấu hiệu khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh sốt cao đột ngột và liên tục (39 - 40°C) trong vòng 2 - 4 ngày, xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi đại tiện ra máu…

 

Khi bị bệnh tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu. Nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới bệnh viện kịp thời.

Để phòng tránh nên mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Với trẻ nhỏ không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, có thể dùng thuốc diệt muỗi và trồng các loại cây giúp xua đuổi côn trùng như hương nhu, bạc hà…

 Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông…

Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

g người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ đúng cách bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng xà phòng.

 Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp khi sang thu nhiều nhất. Nguyên nhân do thời tiết thay đổi từ nắng sang mưa, độ ẩm không khí cao khiến hệ thống miễn dịch, đề kháng của cơ thể suy yếu. Môi trường, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… là điều kiện thuận lợi cho cho virus lây lay nhanh chóng và phát tán gây thành dịch bệnh trong cộng đồng.

 

Người bệnh bị đau mắt đỏ thường có biểu hiện đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, cộm như có cát, mắt nhiều dử. Mi mắt sưng nề, mọng, đau nhức, chảy nước mắt.

Bệnh đau mắt đỏ lây lan rất nhanh. Hiện chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh đau mắt đỏ. Thường sau khoảng 10 ngày bệnh sẽ giảm dần và khỏi, sự điều trị chủ yếu mang tính hỗ trợ.

Bởi vậy mọi người cần chú ý phòng tránh. Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. Khăn mặt, khăn tắm cần giặt sạch bằng xà phòng, phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhỏ nước muối 0,9% vào mắt hàng ngày.

Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác để nhỏ mắt khi bị bệnh. Không tự đắp lá dâu, lá trầu… vào mắt vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.

 Bệnh dạ dày

Ít người nghĩ rằng bệnh dạ dày là bệnh thường gặp khi sang mùa thu.Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy vào mùa thu những người có vấn đề bệnh dạ dày sẽ tăng nguy cơ. Nguyên nhân do sự kích thích của không khí lạnh, lượng hitamin trong máu tăng lên, dịch chua trong dạ dày bài tiết nhiều, đường tiêu hoá bị co bóp mạnh, làm giảm sức đề kháng và tính thích ứng với khí hậu của cơ thể.

Mùa thu chúng ta cũng thường có cảm giác ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa, khiến bệnh dạ dày dễ tái phát.

Phòng tránh, người bị đau dạ dày cần phải chú ý mặc ấm, rèn luyện sức khoẻ để giảm bớt khả năng phát bệnh, chú ý ăn uống cho khoa học mỗi bữa, không nên ăn quá no và nên chia làm nhiều bữa, không hút thuốc lá và uống rượu.