1. Người thành công rất chọn lọc trong việc chia sẻ ý tưởng
Nếu họ có một ý tưởng kinh doanh, họ sẽ rất chọn lọc trong việc chia sẻ nó. Họ không nói cho tất cả mọi người về nó. Họ làm vậy bởi vì họ biết rằng một ý tưởng sẽ chỉ là một ý tưởng nếu không hành động.
Thứ hai, mặc dù việc chia sẻ ý tưởng là rất tốt trong việc tạo kết nối với những người có thể giúp họ, nhưng cũng có nhiều nguy cơ bị ăn cắp ý tưởng.
Thứ ba, nó liên quan nhiều tới cá nhân họ. Ý tưởng cho thấy nhiều người đang đặt những kỳ vọng quá lớn và đặt áp lực lên bản thân. Nó giống như một lời hứa, không chỉ với bản thân họ mà còn với những người mà họ đã chia sẻ ý tưởng. Họ muốn âm thầm tiến hành ý tưởng của mình. Khi ý tưởng được cụ thể hóa, họ mới cho mọi người biết.
2. Người thành công không nói về những chi tiết thân mật trong cuộc sống riêng tư
Họ giữ cuộc sống riêng tư cho riêng mình, đặc biệt là ở nơi làm việc, bởi vì họ hiểu rằng đây là những điều riêng tư và không phải ai cũng muốn nghe nó.
3. Người thành công không bao giờ nói mình tài giỏi cỡ nào
Thái độ tự cao tự đại không chỉ gây ra những rạn nứt ở nơi làm việc, mà còn gây ra những rạn nứt trong cuộc sống nói chung. Ăn mừng thành tích cũng tốt nhưng khiêm tốn thì còn tốt hơn.
4. Người thành công không bao giờ tiết lộ thu nhập
Họ hiểu rằng làm vậy có thể gây ra sự cạnh tranh, khó chịu và ghen tị ở nơi làm việc. Người ta không thích ai đó ngang nhiên tiết lộ thông tin này, nghe có vẻ kiêu ngạo và thiển cận.
5. Người thành công không buôn chuyện
Họ không chia sẻ chi tiết về cuộc trò chuyện mà họ được nghe hay họ tham gia. Họ đáng tin và họ duy trì lòng tin này. Phát tán những thông tin này không chỉ khiến họ trở thành người thiếu trung thực, mà còn gây rạn nứt mối quan hệ chốn công sở cũng như trong cuộc sống.
6. Người thành công giữ bí mật về tin xấu và tin tốt
Điều này là dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Họ hiểu rằng tiết lộ quá nhiều thông tin (dù tốt hay xấu) đều có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hiệu suất làm việc ở công sở. Vì thế, họ tiết lộ những thông tin này một cách chọn lọc, cẩn thận và xem xét tới tác động mà nó gây ra cho cả nhóm.
7. Người thành công giữ nỗi sợ hãi cho riêng mình
Nhân viên không nên bị gánh nặng bởi nỗi sợ và những băn khoăn của lãnh đạo. Nỗi sợ hãi, lo lắng của người dẫn đầu có thể mang lại tâm lý tương tự cho chính các nhân viên.
Theo Nguyễn Thảo (Life Hack/Vietnamnet)