Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Đời sống

9 kiểu người khó thành công trong công việc

Kinh nghiệm, kiến thức đang dần mất thế "yếu tố tiên quyết để thành công" vào chỉ số cảm xúc. Đây là ý kiến của tiến sĩ Travis Bradberry, tác giả quyển sách bán chạy Emotional Intelligence 2.0.

Theo trang Business Insider, bài viết này lần đầu được tiến sĩ Travis Bradberry đăng tải trên trang mạng định hướng kinh doanh, nghề nghiệp LinkedIn.
Ông Travis Bradberry là đồng tác giả cuốn Trí thông minh cảm xúc 2.0(Emotional Intelligence 2.0) đạt giải quyển sách bán chạy nhất, là đồng sáng lập hãng TalentSmart - nhà cung cấp các bài kiểm tra và đào tạo chỉ số cảm xúc hàng đầu thế giới, hỗ trợ hơn 75% doanh nghiệp góp mặt trong top Fortune 500 các công ty lớn nhất nước Mỹ. Sách của ông được dịch sang 25 ngôn ngữ, có mặt tại hơn 150 quốc gia.
Ngoài kinh doanh và viết sách, tiến sĩ Bradberry còn tham gia góp bài cho các trang mạng, tờ báo và tạp chí lớn như Newsweek, TIME, BusinessWeek, Fortune, Forbes, Fast Company, Inc., USA Today, The Wall Street Journal, The Washington Post và The Harvard Business Review. Dưới đây là toàn bộ bài viết của ông về 9 kiểu người, hành vi không thể thành công nơi công sở.

 Tiến sĩ Travis BradberryFORBES
Kinh nghiệm và kiến thức đang nhanh chóng chẳng còn mấy liên quan đến thành công nơi công sở. Nhà kinh tế Đại học Harvard (Mỹ) David Deming nghiên cứu các nhiệm vụ ở nơi làm việc từ năm 1980 đến nay, và nhận thấy rằng nhóm nhiệm vụ nhấn mạnh kỹ năng xã hội tăng 24%, trong khi những nhiệm vụ đòi hỏi hiểu biết kỹ thuật, trí thông minh thì lại ít tăng lên. Ông Deming cũng phát hiện ra rằng tiền lương tăng cao nhất ở các công việc chú trọng kỹ năng xã hội nhiều hơn.
Chúng ta đều biết những kiểu người này: người không ngừng nói chuyện khi bạn đang cố gắng làm việc xong đúng hạn, người ngang nhiên lấy ý tưởng của bạn, người nhẫn tâm để bạn loay hoay sửa chữa sai lầm của họ. Danh sách rất dài. Có rất nhiều người thông minh nhưng không ngừng làm tổn thương chính mình. Đáng buồn thay, việc thiếu khả năng tự nhận thức và kỹ năng xã hội gây thiệt hại rất lớn cho sự nghiệp của họ.
Kỹ năng xã hội và sự tự nhận thức là các vấn đề trong chỉ số cảm xúc (EQ). Nghiên cứu của TalentSmart thực hiện trên hơn 1 triệu người chỉ ra rằng trí thông minh cảm xúc cấu thành 58% hiệu suất công việc. Những người không có trí thông minh cảm xúc chịu bất lợi đáng kể.
Chắc chắn, có một số kiểu người mà chỉ số cảm xúc làm hại sự nghiệp của họ nhiều hơn những người khác. Bằng cách tìm hiểu vấn đề này, bạn có thể tránh việc trở thành một trong số họ.
Người nhút nhát
Nỗi sợ hãi có động lực vô cùng mạnh mẽ. Đây là lý do vì sao các ứng viên tổng thống nói với cử tri rằng đối thủ của họ sẽ “phá hủy nền kinh tế”, và biển quảng cáo viết rằng “hút thuốc gây chết người”. Tại cơ quan, đồng nghiệp nhát gan có thể nhanh chóng đổ lỗi cho người khác và che đậy nhiều sai lầm quan trọng. Họ cũng không đấu tranh cho những chuyện đúng đắn.
“Cai ngục”
Trong loạt truyện Harry Potter của J. K. Rowling, cai ngục là những sinh vật ác hút linh hồn con người khỏi cơ thể họ. Bất cứ khi nào giám ngục bước vào phòng, mọi thứ trở nên tối tăm, lạnh lẽo và người ta bắt đầu nhớ lại những ký ức tồi tệ nhất của mình. Nhà văn Anh cho biết bà xây dựng nhân vật giám ngục dựa trên những người rất tiêu cực, những người có khả năng bước vào phòng và lập tức hút hết sự sống ra khỏi đó. Họ áp đặt sự tiêu cực và bi quan lên tất cả mọi người họ gặp, gieo sợ hãi và lo lắng ngay cả trong tình huống lành tính nhất.
Người kiêu ngạo
Kiêu ngạo là sự tự tin sai lầm và nó luôn che đậy mối bất an lớn. Nghiên cứu từ Đại học Akron (Mỹ) chỉ cho biết tính kiêu ngạo tương quan với một loạt vấn đề nơi công sở. Người kiêu ngạo có xu hướng thể hiện tệ hơn, gắt gỏng hơn và có vấn đề nhận thức lớn hơn người bình thường.
“Nhà tư tưởng”
Nhóm nhà tư tưởng chọn con đường ít gặp sự phản đối và nổi tiếng với “khẩu hiệu” tâm lý: đây là cách chúng tôi luôn làm. Nếu bạn cảm thấy mình như đang bị “tẩy não” bởi niềm tin của người khác, hãy cẩn thận.
Người bị lừa
Người bị lừa nhanh chóng đổ lỗi cho việc thiếu cơ hội khi không chạm tới thành công. Dù may mắn có thể là cơn gió nhẹ giúp căng buồm, những người thành đạt hái quả ngọt nhờ sự chăm chỉ. Những người bị lừa không nhận ra rằng chính thái độ mới là thứ phỉnh họ, không phải hoàn cảnh.
"Nạn nhân"
Đây là kiểu người khó xác định vì ban đầu, bạn thông cảm với các vấn đề họ mắc phải. Song dần dà, bạn nhận ra rằng đây là những người luôn cần thời gian. Kiểu người "nạn nhân" tích cực đẩy các trách nhiệm cá nhân bằng cách thổi phồng chướng ngại thành ngọn núi. Họ không cho rằng thời điểm khó khăn là cơ hội để học hỏi, phát triển. Thay vào đó, họ xem chúng là dấu chấm hết.
Người thất thường
 
SHUTTERSTOCK
Một số người hoàn toàn chẳng thể kiểm soát cảm xúc bản thân. Họ sẽ đả kích bạn, ném cảm xúc của họ vào bạn khi cho rằng bạn là nguồn cơn của tình trạng bất ổn họ phải chịu. Người thất thường thể hiện tệ nơi công sở vì cảm xúc của họ bao phủ khả năng phán quyết, còn sự thiếu kiểm soát phá hủy các mối quan hệ họ có. Hãy cảnh giác với những người có tính khí thất thường.
Người cả tin
Bạn cảm thấy buồn cho những người cả tin, những người vẫn còn trông con hộ sếp vào buổi sáng chủ nhật sau khi tan sở trễ hôm thứ bảy. Dù với bất cứ lý do gì, người cả tin - thường là những người mới vào công ty - thuận theo ý người cho đến khi con sông hiền lành trở thành đại dương đầy biến động. Thương lượng lương bổng, thẳng thừng nói không và đặt câu hỏi “như thế nào?”: Bạn sẽ được nhiều người tôn trọng nếu bạn đấu tranh cho chính mình, vì những gì mình coi là đúng.
Người xin lỗi
Có một số người nói lời xin lỗi quá thường xuyên. Những người thiếu tự tin luôn xin lỗi vì những ý tưởng, hành động của họ. Họ sợ thất bại, tin rằng lời xin lỗi như tấm lưới an toàn. Tuy nhiên, lời xin lỗi thừa thãi hạ thấp ý tưởng của họ, khiến họ dễ bị đuổi. Chuyện thể hiện tầm quan trọng trong ý tưởng của bạn qua giọng điệu và ngôn ngữ hình thể là cần thiết. Đề xuất ý tưởng, ý kiến mới bằng một câu hỏi cũng tệ chẳng khác nào xin lỗi khi không cần. Nếu bạn tin rằng điều đó cần được chia sẻ, hãy tự tin chia sẻ nó.
Kết luận
Không hành vi nào trong số các hành vi nói trên tương đương với dấu chấm hết trong sự nghiệp của bạn, nếu bạn có thể loại trừ chúng bằng cách cải thiện chỉ số cảm xúc. Tất cả những gì bạn cần là một chút tự nhận thức, và mong muốn thay đổi mãnh liệt.