Là làng Chăm mới. nơi đây có số hộ gia đình và nhân khẩu ít nhất so với những làng Chăm lâu đời khác. Làng Chăm Vĩnh Hanh khi mới hình thành cũng chưa thể hiện hết được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Chăm An Giang. Những người Chăm nơi đây khi ấy chưa tự dệt được thổ cẩm, mà phải mua từ những làng Chăm khác. Tất cả những hộ gia đình Chăm khi di dời tới đây khẩn hoang lập nghiệp đều rất nghèo, cuộc sống gặp vô vàn khó khăn, gian khổ. Nhưng với sự quan tâm của chính quyền các cấp bằng nhiều chính sách, dự án thiết thực được triển khai đồng bộ, cùng với nỗ lực vượt bậc của đồng bào Chăm nơi đây, sau gần 40 năm lập làng, nay làng Chăm Vĩnh Hanh đã thực sự khởi sắc. Đường giao thông nông thôn được xây dựng đồng bộ và bê tông tới tận thôn, ấp đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Trong làng Chăm có 100 % số hộ gia đình sử dụng điện và nước sạch hợp vệ sinh.Thánh đường Hồi giáo Mas Jid Ja Mi Ul Muk Mi Nin của làng Chăm Vĩnh Hanh được xây dựng thật uy nghi, lộng lẫy từ năm 2005. Ngoài nơi hành lễ chính của dân làng, còn có dãy phòng khách, phòng dành cho con em của họ học hành cả tiếng Chăm và tiếng Việt. Tất cả các em trong độ tuổi đi học đều được tới trường, với hệ thống trường học các cấp được xây dựng khang trang.
Người dân làng Chăm Vĩnh Hanh đa số sống bằng nghề buôn bán (lấy hàng từ một cơ sở sản xuất của người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh), đem bán khắp nơi, nên thu nhập khá cao. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống cũng được quan tâm phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều phụ nữ Chăm nơi đây. Trong làng ngày càng xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm, hộ khá, giàu tăng.
Đội văn nghệ làng Chăm Vĩnh Hanh với nhiều tiết mục ca, múa, nhạc mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Những năm gần đây, làng Chăm Vĩnh Hanh xuất hiện nhiều ngôi nhà đúc, nhà lầu, nhà biệt thự vườn đẹp. khang trang. Không chỉ đời sống vật chất được cải thiện, nâng cao mà đời sống văn hóa tình thần cũng được quan tâm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc. Trong làng có một đội văn nghệ với hơn 20 thành viên tham gia và thường xuyên tổ chức sinh hoạt phục vụ cộng đồng, với những tiêt mục ca, múa, nhạc giàu văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm An Giang. Đây là đội văn nghệ đại diện cho huyện Châu Thành tham gia các Lễ hội Văn hóa – Thể thao – Du lịch dân tộc Chăm của tỉnh (hai năm tổ chức 1 lần). Ngoài ra làng Chăm Vinh Hanh có một đội bóng đá cũng đạt được nhiều thành tích trong các kỳ giao đấu với các đội bóng đá làng Chăm khác./