Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

An Giang triển khai mô hình tìm gia đình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai “Mô hình kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc thay thế cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030.

Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch nhằm bảo đảm cho trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bị bỏ rơi; trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu chăm sóc thay thế được tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Tăng cường khả năng tiếp cận của trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bị bỏ rơi; trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc thay thế; Khuyến khích các cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em có nguy cơ bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm đảm bảo trẻ em được chăm sóc và phát triển toàn diện.

Cụ thể, năm 2025 phấn đấu đạt 50% số xã thực hiện thí điểm mô hình và 65% trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu chăm sóc thay thế được tổ chức, gia đình, cá nhân nhận về chăm sóc, nuôi dưỡng. 

Đến năm 2030, phấn đấu đạt 90% số xã thực hiện thí điểm mô hình 90% trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu chăm sóc thay thế được tổ chức, gia đình, cá nhân nhận về chăm sóc, nuôi dưỡng. 

UBND huyện Tri Tôn vừa tổ chức Lễ trao bò, trao quà cho hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

UBND huyện Tri Tôn vừa tổ chức Lễ trao bò, trao quà cho hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Và trong mỗi năm, cấp huyện thí điểm ít nhất 2 xã để triển khai thực hiện “Mô hình kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc thay thế cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”.

Đối tượng áp dụng là trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bị bỏ rơi; trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu chăm sóc thay thế được tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong giai đoạn 2022-2030, sẽ triển khai các hoạt động để triển khai mô hình như khảo sát, lựa chọn địa bàn thực hiện mô hình, trong đó chú trọng đến địa bàn có nhiều đối tượng trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bị bỏ rơi; trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; có sự quan tâm, ủng hộ và cam kết hỗ trợ huy động nguồn lực thực hiện mô hình của lãnh đạo chính quyền địa phương; đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của công tác bảo vệ trẻ em.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương, thực trạng tình hình chăm sóc thay thế tại địa phương được lựa chọn xây dựng mô hình tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình.

Nâng cao năng lực triển khai mô hình chăm sóc thay thế, tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác trẻ em, cộng tác viên các cấp tại địa bàn triển khai mô hình, cộng tác viên, cán bộ tại cơ sở trợ giúp xã hội về: Kiến thức, quy định của luật pháp đối với chăm sóc thay thế; quy trình chăm sóc thay 3 thế; kỹ năng tuyển chọn cha mẹ, đánh giá trẻ em, lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế, lựa chọn gia đình thay thế; theo dõi, đánh giá tình hình trẻ em được nhận chăm sóc thay thế,…

Vận động xã hội hoá trong việc triển khai thực hiện mô hình, từng bước mở rộng chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội nhằm tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc dưới các hình thức khác nhau, ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Vận động và tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Tư vấn cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế về các quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em; quy định của pháp luật liên quan đến chăm sóc thay thế cho trẻ em; các kiến thức kỹ năng về chăm sóc trẻ em.