Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

An Giang:Làng Chăm nhân rộng mô hình xóa nghèo bền vững

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang hiện có khoảng 14.209 người, với 3.273 hộ, chiếm 0,66% dân số của tỉnh, sống tập trung chủ yếu trong 9 làng của 4 huyện, thị: Châu Thành, An Phú, Châu Phú và thị xã Tân Châu. Trước đây đồng bào Chăm đa phần sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá, dệt vải và thổ cẩm, thu nhập không ổn định, nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, với sự vào cuộc vận động tích cực của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương về công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, đồng bào Chăm đã có sự thay đổi về nhận thức, tư duy chuyển hướng làm ăn với nhiều mô hình hiệu quả, để tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

 

Theo lãnh đạo của Hội Nông dân huyện Châu Phú, sự thay đổi lớn nhất trong nhận thức của bà con đồng bào ở các làng Chăm là không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự chăm lo và chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước mà luôn chủ động chí thú làm ăn. Từ làm ăn mang tính cá thể riêng lẻ, nay một số hộ đồng bào Chăm đã tập hợp nhau lại cùng hợp tác làm ăn trong tổ hợp tác và hợp tác xã để thực hiện những mô hình trồng trọt, chăn nuôi với quy mô tập trung hơn. Chính sự đoàn kết hợp tác làm ăn này, đã tạo cơ hội cho nhiều hộ gia đình không những nhanh chóng thoát nghèo mà ngày càng giàu lên. Những năm gần đây, thông qua phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, ở 9 làng Chăm đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, với nhiều tấm gương vượt khó làm giàu chính đáng.

Từ khi các hộ đồng bào Chăm biết tập hợp nhau lại cùng hợp tác làm ăn theo mô hình hợp tác xã sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn đem lại lợi nhuân cao, nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Trong đó, trường hợp gia đình ông A Mách ở ấp Phũm Soài, xã Phong Châu, thị xã Tân Châu là một ví dụ điển hình. Trước đây gia đình ông A Mách vốn làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Chăm, cuộc sống cũng chỉ đủ trang trải chứ không kh giả. Nhưng nhờ chăm chỉ,  biết căn cơ tiết kiệm trong chi tiêu ông cũng tích cóp được một ít vốn để đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, với mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi bò vỗ béo, buôn bán nhỏ. Ban đầu, với đồng vốn còn ít ông chỉ mua được 5 công đất (5.000 m2) để trồng lúa 2 vụ. Nhờ biết áp dụng những tiến bộ của khao học, kỹ thuật vào canh tác nên năng suất lúa của ruộng ông luôn đạt bình quân 9,5 tấn/ha, sau khi trừ mọi chi phí ông có lợi nhuận từ 25 - 30 triệu đồng/ha. Lợi nhuận tích lũy được, ông tiếp đầu tư mua đất để mở rộng phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn, đến nay ông đã có 42 công đất trồng lúa, lợi nhuận ngày càng tăng cao. Ngoài nguồn thu nhập từ trồng lúa, gia đình ông còn có một nguồn thu nhập khác rất đáng kể từ chăn nuôi bò giống, bò vỗ béo và cửa hàng bán quấn áo, vải vóc củađình ông là một trong những nông hộ khá giả ở làng Chăm, với tổng thu nhập khoảng gần 400 triệu đồng/năm.

Chuyển một phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao đã và đang được nhân rộng ở các làng Chăm

Được biết, ở 9 làng Chăm An Giang hiện nay tỷ lệ hộ giàu như gia đình ông A Mách chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh theo hướng bền vững. Khoảng 5 năm trở lại đây, chăn nuôi bò vỗ béo được xem là một trong những mô hình phát triển kinh tế gia đình rất hiệu quả, nên được cộng đồng người Chăm nhân rộng.

Ông Sa Ma Êl ở làng Chăm Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành chia sẻ, trước đây gia đình ông mưu sinh bằng việc làm thuê làm mướn, nên dù vất vả lam lũ nhưng vẫn nghèo khó. Nhận thấy người dân trong làng đua nhau nuôi bò theo mô hình vỗ béo, đem lại lợi nhuận khá ổn định, lại ít rủi ro nên gia đình ông quyết mua một cặp bò về nuôi. Từ 2010 đến nay, nhờ nuôi bò mà gia đình ông thoát nghèo, có tích lũy làm được nhà vững chắc, nuôi các con ăn học.../..