Sỏi thận xảy ra khi các chất như canxi oxalate, axit uric và cystine bắt đầu hình thành với lượng lớn trong nước tiểu và không bị hòa tan. Sỏi thận cũng có thể phát triển trong niệu đạo, bàng quang và niệu quản của bạn. Có nhiều loại sỏi thận khác nhau và mỗi loại được hình thành từ canxi oxalate, axit uric, canxi phốt phát, struvite và cystine. Ăn một số thực phẩm nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Trong đó, canxi oxalate là một chất được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Thận của bạn tuôn ra chất thải từ cơ thể qua nước tiểu và nếu có chất thải dư thừa và ít nước tiểu, tinh thể oxalate bắt đầu hình thành. Oxalate dư thừa có thể liên kết với canxi và tạo thành tinh thể trong nước tiểu, do đó dẫn đến sự phát triển của sỏi thận trong cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết thêm, những loại rau củ chứa nhiều axit oxalic cần tránh với nhóm đối tượng bị sỏi thận hoặc phải sử dụng hạn chế vì các axit oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận. Khi hàm lượng axit uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
Dưới đây là danh sách thực phẩm có nguy cơ khiến bạn mắc bệnh sỏi thận cùng lời khuyên ăn sao cho đúng từ chuyên gia:
Rau bina
Rau bina chứa một lượng vừa phải oxalate hòa tan và không hòa tan. Theo một nghiên cứu đăng trên Mayoclinic, 100g rau bina đông lạnh được tìm thấy ở New Zealand có khoảng 90mg canxi và 76,7% lượng canxi này không được tìm thấy vì nó liên kết với oxalate là oxalate không hòa tan. Khi rau bina đông lạnh được nướng, không có cách nào để các oxalate hòa tan được lọc ra, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Lời khuyên: Giới hạn ở ¼ chén nấu chín hoặc ½ chén rau bina sống; tránh các thực phẩm có hàm lượng oxalate cao khác đi kèm.
Họ nhà củ cải
Củ cải đường, củ cải xanh và bột củ cải đường có hàm lượng oxalate cao và có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, những người có xu hướng phát triển sỏi thận hoặc sỏi mật nên giảm thiểu tiêu thụ những loại thực phẩm này.
Lời khuyên: Nên ăn hạn chế ½ chén củ cải đường nấu chín, tránh dạng nước ép; tránh ăn cùng các thực phẩm có hàm lượng oxalate cao khác.
Cải cầu vồng
Cải cầu vồng hay còn gọi là cải Thụy Sĩ cũng là một nguồn oxalate vừa phải. Lá non của loại củ cải này chứa hàm lượng oxalate thấp hơn lá trưởng thành. Hàm lượng oxalate của củ cải Thụy Sĩ có thể được giảm bằng cách ngâm, đun sôi và xào.
Lời khuyên: Chỉ nên ăn ½ chén sống hoặc ¼ chén rau cải Thụy Sĩ nấu chín mỗi ngày.
Đại hoàng
Đại hoàng là một loại rau khác có chứa lượng oxalate cao. Đun sôi và hấp đại hoàng trong nước hoặc nấu nó trong sữa có thể làm giảm hàm lượng oxalate hòa tan trong đại hoàng.
Lời khuyên: Chỉ nên ăn ½ chén đại hoàng nấu chín; tránh các thực phẩm có hàm lượng oxalate cao khác ăn kèm.
Cải xoăn
Cải xoăn là một loại rau lá xanh giàu oxalate, nếu tiêu thụ quá mức có thể gây sỏi thận. Vì vậy, những người dễ bị sỏi thận nên tránh tiêu thụ nó với số lượng lớn.
Lời khuyên: Giới hạn ½ chén cải xoăn; tránh các thực phẩm có hàm lượng oxalate cao khác ăn kèm.
Khoai lang
Khoai lang chứa một lượng oxalate vừa phải, do đó, những người có vấn đề về thận nên ngừng ăn khoai lang hoặc nên hạn chế tiêu thụ.
Đậu phộng
Đậu phộng là một loại thực phẩm phổ biến được thưởng thức như một món ăn nhẹ. 100g đậu phộng rang cung cấp khoảng 187mg oxalate và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu phộng có thể gây ra bệnh sỏi thận. Bệnh thận do dưa thừa oxalate xảy ra khi viêm thận cùng tình trạng tế bào biểu mô thận bị tổn thương.
Khế
Ăn quá nhiều loại quả có hình ngôi sao 5 cánh này sẽ dẫn đến sự phát triển của bệnh thận oxalate ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường cũng như bất thường.
Bột ca cao
Bột ca cao thu được từ hạt ca cao được trồng hữu cơ chứa ít oxalat hơn bột ca cao thu được từ hạt ca cao được trồng thông thường. Ca cao và các sản phẩm chế biến ca cao có xu hướng có hàm lượng oxalate cao, do đó những người bị sỏi thận nên hạn chế tiêu thụ.
Hạnh nhân
Những người bị các vấn đề về thận nên tránh ăn nhiều hạnh nhân vì các loại hạt này cũng có nhiều oxalate hòa tan và không hòa tan.
Lời khuyên: Giới hạn ở 2 muỗng hạnh nhân thô/ rang mỗi ngày.
Hạt điều
Hạt điều cũng được biết là có lượng oxalate dồi đào. Ăn hạt điều quá nhiều sẽ làm tăng hàm lượng oxalate trong cơ thể bạn.
Lời khuyên: Giới hạn ở 2 muỗng hạt điều thô/ rang mỗi ngày.
Quả mâm xôi
Quả mâm xôi rất giàu oxalate có thể dẫn đến sự phát triển của sỏi thận. Chúng cũng chứa vitamin C, có thể dẫn đến sự phát triển của sỏi thận.
Lời khuyên: Giới hạn ½ chén quả mâm xôi tươi mỗi lần ăn.
Đậu đen
Đậu đen có hàm lượng oxalate cao. Luộc đậu đen có thể làm giảm mức độ oxalate vì oxalate được lọc vào nước trong khi đun sôi.
Lời khuyên: Giới hạn ở ½ chén đậu đen nấu chín mỗi lần ăn.