Trong đó, 37.906 lao động nữ, chiếm 69,18% tổng số người được hỗ trợ đào tạo nghề; 23.502 người được hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, chiếm 42,89% số người được hỗ trợ học nghề; 31.294 người được hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp, chiếm 57,11%.
Đối tượng được hỗ trợ học nghề bao gồm người được thuộc diện được hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác, kinh doanh, người khuyết tật và các đối tượng khác.
Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 42.865 người có việc làm sau đào tạo, trong đó, 22.802 người được hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, có 19.035 người có việc làm sau đào tạo; 30.294 người được hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp; 23.830 người có việc làm sau đào tạo; 4.010 người được doanh nghiệp tuyển dụng; 6.389 người được doanh nghiệp nhận ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; 18.708 người sau đào tạo tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động và thu nhập tăng lên; 13.334 người tự tạo việc làm sau đào tạo và 424 người thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ sản xuất.
Qua thống kê từ các huyện, thành phố, thị xã, đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 460 hộ nghèo có người tham gia học nghề, có việc làm sau đào tạo và đã thoát nghèo; 1.220 hộ có người tham gia học nghề, có việc làm, có thu nhập cao trở thành hộ gia đình có thu nhập khá tại địa phương.
Theo Đề án "Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020", toàn tỉnh phấn đấu hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT cho 81.000 người; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo nghề khoảng 85%; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước cho cán bộ công chức cấp xã cho 6.000 lượt người…