Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Băng vệ sinh xa xỉ hơn cả thức ăn khiến phụ nữ khốn đốn

Zing trích dịch bài đăng trên The Guardian, về câu chuyện băng vệ sinh trở thành mặt hàng khan hiếm giữa mùa dịch.

Lần đầu ghé vào siêu thị để mua hàng kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại đất nước mình, Anne Mary Raduva (16 tuổi) và em gái Faith (13 tuổi) bỗng nhận ra mặt hàng khan hiếm nhất không phải là thức ăn, giấy vệ sinh, mà lại là những chiếc băng vệ sinh phục vụ cho phái nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.

Fiji, đảo quốc nhỏ bé nằm ở Thái Bình Dương, nơi hai chị em Anne sinh sống, không bị dịch Covid-19 ảnh hưởng quá nhiều. Cả 18 trường hợp xác nhận nhiễm virus đều đã khỏi bệnh. Con số tử vong bằng không.

Băng vệ sinh xa xỉ hơn cả thức ăn khiến phụ nữ khốn đốn - Ảnh 2.

Tại Fiji, điều khiến phụ nữ lo sợ hơn virus là băng vệ sinh trở nên khan hiếm, khiến kỳ kinh nguyệt của họ gặp nhiều trở ngại hơn. Ảnh: The Guardian.

“Điều này thật sự khiến các gia đình thêm phần đau đầu về các khoản chi tiêu trong thời điểm khó khăn. Số tiền đó có thể bỏ ra để mua thêm cả một ổ bánh mì, cá ngừ đóng hộp hay một tảng bơ mới. Giờ đây, chúng tôi đều đồng tình với nhau ở một điểm: Băng vệ sinh còn xa xỉ hơn cả thức ăn”, Anne Mary nói.Song, việc hạn chế đi lại, hoạt động buôn bán khiến giá mặt hàng băng vệ sinh tăng từ 0,23- 1,4 USD cho mỗi gói. Trong khi đó, lương trung bình mỗi giờ của người dân ở đây chỉ ở mức 2.32 USD .

Không chỉ riêng Fiji, phụ nữ tại các quốc gia khác ở khu vực Thái Bình Dương như Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Vanuatu cũng đối mặt với tình cảnh khó xử tương tự, khi các sản phẩm vệ sinh đều trở nên đắt hơn kể từ lúc Covid-19 bùng phát khắp thế giới.

“Phụ nữ vẫn đến kỳ kinh nguyệt trong thời gian các quốc gia ban bố lệnh phong tỏa, khiến việc giữ vệ sinh sạch sẽ như trước bỗng trở nên khó khăn hơn”, Susanne Legena, chủ tịch của tổ chức Plan International Australia, cho biết.

Băng vệ sinh xa xỉ hơn cả thức ăn khiến phụ nữ khốn đốn - Ảnh 3.

Giá băng vệ sinh tăng khiến những phụ nữ nghèo càng khó xoay xở, nhất là khi họ còn phải bỏ tiền ra mua thực phẩm, trả hóa đơn hàng tháng. Ảnh: BBC.

 


Theo khảo sát của tổ chức này, giá của mặt hàng này đã tăng 50 cent kể từ khi có dịch. Số tiền tuy không lớn, nhưng vẫn là cả một vấn đề phải xoay xở với các gia đình nghèo.

“Một vài lần, tôi phải cắn răng không mua chúng nhằm để dành tiền mua thực phẩm và chi trả các hóa đơn tiền nhà”, một người tham gia khảo sát thừa nhận.

“Đó đáng nhẽ không phải là thứ để các cô gái phải hy sinh”, Anne Mary nói về tình trạng khan hiếm và đắt đỏ của băng vệ sinh. Từ tháng 4, hai chị em gái bắt đầu một chiến dịch phân phát các bộ dụng cụ vệ sinh phụ nữ cho những người thiếu thốn tiền bạc.

Hơn 600 bộ dụng cụ vệ sinh, bao gồm 2 miếng băng, xà phòng, kem và bàn chải đánh răng được gửi tới các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Mặt khác, những nhà hoạt động vì nữ quyền cũng phải đối mặt với một vấn đề khác: Sự kỳ thị, mê tín xung quanh vấn đề kinh nguyệt của phụ nữ vẫn còn tồn tại ở nhiều khu vực trong đảo quốc này.

“Tiêu diệt sự xấu hổ và bình thường hóa vấn đề này là bước đầu tiên cần làm. Kinh nguyệt không phải là điều gì đó bẩn thỉu, ô uế, mà là vấn đề sinh học đòi hỏi các giải pháp an toàn”, Roshika Deo, nhà nữ quyền tại Fiji, nói.

Theo Hiền Thy/zing