Bên cạnh tình trạng đáng báo động này là việc chẩn đoán sai bệnh sốt xuất huyết sang các bệnh khác, gây không ít khó khăn cho quá trình điều cho bệnh nhân sau đó.
Điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa sốt xuất huyết - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, khoảng 30 % số ca nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trước đó đã bị chẩn đoán sai là sốt siêu vi hay viêm họng tại các phòng mạch tư. Khi nhiễm sốt xuất huyết ở giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng, bệnh nhân chỉ biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Giai đoạn sau từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 thì các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết mới thấy rõ. Chính vì vậy khi chẩn đoạn bệnh trong giai đọan sớm dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như nhiễm siêu vi, viêm họng, viêm hô hấp trên hay là những bệnh lý về đường tiêu hóa.
Một điểm cũng đáng lưu ý là việc truyền dịch tùy tiện, bừa bãi cho các bệnh nhân sốt xuất huyết không đúng thời điểm sẽ vô cùng nguy hiểm. Cũng theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, đây là giai đoạn thất thoát huyết tương. Chính vì vậy, khi chưa có hiện tượng này trong giai đoạn sớm mà chúng ta đã vội truyền dịch có thể làm bệnh nhân nguy hiểm hơn, dẫn đến phù nề, suy hô hấp trong giai đoạn sau, hậu quả rất khó diều trị.
Theo các chuyên gia, điều trị sốt xuất huyết không khó, sẽ hết bệnh sau 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như: sốc tăng huyết áp, rối loạn đông máu, suy tim, rối loạn thần kinh trung ương. Vì vậy phải cần thận trọng khi chẩn đoán để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Hiện nay, có nhiều trường hợp bị sốt suất huyết là người lớn hoặc là các trẻ có độ tuổi từ 10 đến 15, điều này khác hẳn so với mọi năm khi sốt xuất huyết đa phần xảy ra ở các trẻ em. Chính vì vậy không được chủ quan khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh ở bất kỳ độ tuổi nào.