Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Bến Tre sử dụng hiệu quả Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm “đòn bẩy” giúp phát triển kinh tế

Từ chương trình Quỹ quốc gia về việc làm, thời gian qua tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ nhiều đối tượng lao động yếu thế như lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động ở khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, đảm bảo công bằng và an sinh xã hội, trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, giảm nghèo luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đặc biệt quan tâm, lãnh chỉ đạo, đảm bảo các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, hỗ trợ giải quyết việc làm, trong đó xác định chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay giải quyết việc làm là một trong những giải pháp hiệu quả, thiết thực, thúc đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh trên địa bàn toàn tỉnh.

Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm, giảm nghèo và là cơ quan thường trực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đã phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương điều tra, rà soát nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng để kịp thời hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ vay khi có nhu cầu.

Qua rà soát nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng để kịp thời hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ vay khi có nhu cầu.

Qua rà soát nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng để kịp thời hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ vay khi có nhu cầu.

Đồng thời, phối với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá kết quả thực hiện, đề ra giải pháp thực hiện các chương trình nhằm đạt được hiệu quả, mục tiêu đề ra, từ đó, đảm bảo được việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, ngay sau khi Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh có ban hành Công văn số 845/UBND-KGVX ngày 18/02/2022 chỉ đạo các Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và các địa phương tuyên truyền chủ trương chính sách đến các đối tượng thụ hưởng; rà roát, tổng hợp nhu cầu vốn tín dụng chính sách thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 11/NQ-CP được kịp thời. Thông qua kết quả rà soát từ địa phương, tổng nhu cầu vốn của 04 chương trình này là 646 tỷ đồng (năm 2022 là 286,5 tỷ đồng, năm 2023 là 359, 5 tỷ đồng), trong đó: cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 603 tỷ đồng, còn lại là các chương trình khác).

Tổng nguồn vốn được trung ương giao đến ngày 30/6/2023: 178.901 triệu đồng, trong đó: Chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 150.000 triệu đồng (năm 2023 không giao tăng); 

Lũy kế đến cuối tháng 6/2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã cho vay 286.484 triệu đồng, với 6.970 lượt khách hàng vay vốn. Trong đó Chương trình cho vay giải quyết việc làm đạt 265.674 triệu đồng, với 6.235 lượt khách hàng vay vốn;

Ông Phạm Thanh Hùng – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chính sách cho vay từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm.

Ông Phạm Thanh Hùng – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chính sách cho vay từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm.

Tổng dư nợ hiện tại các chương trình cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP đạt 168.071 triệu đồng, tăng 122 triệu đồng so đầu năm (trong đó: cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt 150.000 triệu đồng, bằng đầu năm; cho vay nhà ở xã hội đạt 10.989 triệu đồng, tăng 1.618 triệu đồng; 

Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương, trong thời gian qua, chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho trên 11.700 lao động, với hơn 11.690 lượt khách hàng được vay vốn, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành tỉnh có liên quan, các địa phương thực hiện bình xét cho vay từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, thực hiện cho vay đối với người lao động của tỉnh đăng ký tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tạo việc làm với thu nhập cao, có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh và đặc biệt là sau khi về nước khởi nghiệp được, theo tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “Đi học nghề, về làm chủ, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bắt đầu khởi nghiệp”. 

Tính từ năm 2022 đến nay (kể từ khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát), trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cho vay 11.693 lao động, với tổng số tiền 480 tỷ đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm; đồng thời thực hiện cho vay đối với người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 379 lao động, với tổng số tiền 31,9 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn từ 02 nội dung này là 0,12 %.

Ông Phạm Thanh Hùng – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre chia sẻ, chính sách tín dụng cho vay giải quyết việc làm được triển khai rộng rãi, đáp ứng nhu cầu vốn của người lao động, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, là trụ cột của các chính sách an sinh xã hội. Đây cũng là chính sách xây dựng được mối liên kết giữa cấp ủy, chính quyền địa phương thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, với các tổ chức đoàn thể và người lao động, phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người lao động với chính quyền cơ sở, thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn phương thức làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng.