Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Đời sống

Bị bắt học online, nam sinh giả danh thầy hiệu phó, yêu cầu giáo viên ngưng buổi học

Vì quá chán nản với việc học online, một nam sinh tại Trung Quốc đã nghĩ ra cách làm này.

Tính tới sáng 19/2, Trung Quốc đã cập nhật với WHO về 74.135 trường hợp nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ở nước này, trong đó có 2.002 ca tử vong.

Và để đối phó với tình trạng dịch bệnh đang diễn ra, các trường học tại Trung Quốc đã tiến hành cho học sinh nghỉ học, đưa ra phương án học online.

Với nhiều cô cậu học trò, việc học trên lớp vốn không gây sự hứng thú, cho nên thường nghĩ cách bày trò để không phải làm bài tập hay đến lớp. Còn với việc học online, họ đã nghĩ ra những cách làm khác để trốn học, điển hình là câu chuyện bá đạo của một cậu học sinh cấp 2 người Trung Quốc dưới đây.

Bị bắt học online, nam sinh giả danh thầy hiệu phó, yêu cầu giáo viên ngưng buổi học - Ảnh 1.

Chán nản vì phải học online, một nam sinh giả danh làm thầy hiệu phó, yêu cầu giáo viên ngưng buổi học. (Ảnh minh hoạ).

Cụ thể, một cậu học sinh cấp 2 một trường trung học cơ sở tại Tương Dương, Hồ Bắc dùng công cụ chat, giả là hiệu phó để nói chuyện với thầy dạy Vật lý. Khi tiết học online chính thức bắt đầu, người "thầy hiệu phó" do học sinh giả danh đã thông báo với giáo viên Vật lý rằng Phòng Giáo dục đang cấm giảng dạy trực tuyến, các nhóm dạy học online sẽ giải thể và thầy không cần ở trong nhóm đó nữa.

Tất nhiên ngay sau khi thấy chỉ thị, người thầy liền tin tưởng và sau đó liền thoát khỏi nhóm dạy online, báo cáo lại với thầy hiệu phó rằng mình đã làm theo đúng chỉ thị được đưa ra. Được biết đây là thầy giáo nên, nên chưa nắm hết được những chiêu trò của các cô cậu học trò láu cá.

Ngay sau khi câu chuyện được đăng tải lên các diễn đàn mạng xã hội tại Trung Quốc, nhiều người đã bày tỏ sự hài hước về câu chuyện kể trên, một phần vì người thầy quá dễ dàng bị qua mặt, phần còn lại là do khả năng diễn xuất vô cùng đỉnh của cậu học trò. Một số người cũng cho rằng, tuy cậu bé sở hữu "IQ vô cực" nhưng vận dụng không đúng lúc nên đã phản tác dụng.