Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Bí quyết đánh địch của những người hùng tàu không số

Có những lúc cuộc sống cận kề cái chết, quân địch bao vây tứ phía với những loại vũ khí và đạn dược hiện đại. Nhưng, bằng mưu lược những người hùng tàu không số đã vượt qua được cửa tử, bảo toàn những chuyến tàu chở vũ khí vào Nam. Với những người hùng này, kí ức những trận đánh đó nằm sâu trong tâm trí, không thể nào quên. Chính họ đã góp phần viết nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển.

 

Hai người hùng, một người có 9 lần và một người có 15 lần vượt biển bằng tàu không số vẫn còn sống khỏe và lưu giữ trong kí ức những kế sách đánh trận là ông Trần Ngọc Tuấn và Phan Nhạn (đều ngụ tại Nha Trang, Khánh Hòa). Sau bao hiểm nguy trở về và sống đến ngày hôm nay, khi đã bước sang tuổi thất thập, nhiều lúc ông Trần Ngọc Tuấn vẫn thủ thỉ rằng: "Sự trở về dù có bị thương khắp nơi cũng là điều kỳ diệu. Nhiều đồng đội của tôi đã vĩnh viễn hi sinh giữa cuồn cuộn sóng biển".

Nếu không có sự sáng suốt, thần tốc trong việc phá vòng vây địch thì có lẽ sự hi sinh còn nhiều gấp bội. Đáng nhớ nhất trong những lần vượt biển là chính bản thân ông Tuấn đã trực tiếp chỉ huy phá vòng vây. Nhớ như in, ông kể: "Trước mỗi trận đánh, là chính trị viên, nắm vai trò chỉ đạo các chiến sỹ và trực tiếp đánh giáp lá cà với địch, tôi chỉ được cho phép mình quyết đinh trong khoảnh khắc. Có những quyết định đưa ra chỉ trong vài phút. Có nhiều trận đánh tôi đã dùng kế nghi binh, giả như trên tàu chỉ có vài chiến sỹ. Còn tất cả nằm mật phục phía cuối khoang tàu. Địch tưởng tàu ta ít người sẽ chủ quan, lơi lỏng trong việc tấn công. Nắm điểm yếu này, khi giáp lá cả nhau, các chiến sỹ sẽ thần tốc lao lên cùng với các vũ khí không hiện đại nhưng phải tấn công chính xác". Theo kế hoạch đêm 27/2/1968, tàu 43 do Thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng và ông Tuấn là Chính trị viên, được lệnh chở 37 tấn vũ khí vào Đức Phổ (Quảng Ngãi) để tiếp tế khẩn cấp cho mặt trận Quảng Đà này.

 

                                                  Tàu không số năm xưa           

 Tàu được ông Tuấn cho hóa trang dưới dạng chở hàng hóa. Tuy nhiên điều này không qua được mắt diều hâu của địch. Thế  nên khuya ngày 1/3/1968, Mỹ ngay lập tức bí mật cho 4 tàu công xuất lớn lên đến hàng ngàn CV tập kích. Trong công điện gửi cho các thủy thủ của mình, tổng thống Mỹ ra lệnh: "Bằng mọi giá lấy 4 thắng 1. Chúng ta phải chặn và đánh tan được chiếc tàu chở vũ khi này trước khi vào mặt trận Quảng Đà. Chỉ có như thế mới có cơ hội giành lại địa bàn ở miền Trung Việt Nam”. Đoán trúng được âm mưu và ý đồ của địch, ông Trần Ngọc Tuấn cùng với thuyền trưởng hội ý trong ttrong chớp nhoáng và quyết đinh trước khi đối đầu sẽ tiêu hủy một số tài liệu mật. Ông Tuấn bố trí các chiến sỹ phục sẵn ở tất cả các vị trí mà địch cố ép vào. Trên tay mỗi chiến sỹ luôn sẵn sàng lựu đạn và súng.

 Khi đạn pháo từ 4 chiến hạm phía sau bắn cấp tập vào tàu 43. Địch tiếp tục tăng thêm 10 tàu cao tốc của địch, chia nhau tấn công. Ông Tuấn vẫn trấn tĩnh và sáng suốt ra lệnh bí mật chờ tàu địch vào 200m, rồi 150m thì thuyền trưởng ra lệnh bắn. Lập tức các loại súng của ta nhả đạn chính xác diệt một tàu địch ngay loạt đạn đầu và bắn hạ 2 chiếc khác trong đợt tấn công sau. Địch ùa lên đến đâu ngã như dạ đến đó. Các lá chắn thép được đặt ngay trước mặt chiến sỹ tàu không số nên địch khó công phá được. Thấy bị tiêu diệt quá nhiều, Mỹ tiếp tục cho 3 máy bay trực thăng HU1A đến bắn súng máy cực nhanh, đạn trút như mưa. Chính trị viên Trần Ngọc Tuấn, lệnh phủ lên đầu các chiến sỹ là hệ thống lá chắn chống đạn. Khi đạn dược quân địch đã bắn chán chê thì các chiến sỹ tàu không số nhả chính xác từng viên một hạ hai chiếc máy bay địch. Trong trận thoát vòng vây của địch năm 1969, ông Tuấn cũng áp dụng cách đánh thần tốc và chính xác này.

 

                                                                                                           Ông Tuấn kể lại bí quyết đánh địch  

Cũng giống như người hùng Trần Ngọc Tuấn, ông Phạn Nhạn cũng là người có nhiều sáng kiến đánh địch trong lúc vượt biển. Những năm 1968, chiến trường miền Nam ngày càng ác liệt, ông Nhạn và đồng đội được cấp trên giao nhiệm vụ vận chuyển và chi viện vũ khí, khi tài, đạn dược cho chiến trường này. Một trong những kế sách của ông Nhạn vẫn là nghi binh. Có khi sau khi thăm dò chính xác ý đồ địch, ông Nhạn giả vờ cho tàu theo hướng này nhưng lại bất ngờ rẽ theo hướng khác khiến địch trở tay không kịp. Đáng nhớ nhất với ông Nhạn là trận đánh năm 1968. Ông kể: "Vào đêm 29/2/1968, tàu mang số hiệu 56 (chuyến thứ 15) của đơn vị tôi được lệnh vào bến Lộ Giao, Phú Mỹ, Bình Định. Đây là chuyến tàu cực kì quan trọng.

Dù đã được ngụy trang nhưng địch rải quân động như kiến nên trên đường vào bến thì bị địch phát hiện, 7 tàu địch bao vây hòng bắt sống tàu ta". Trước tình thế này, Phan Nhạn quyết đinh mở máy chạy hết tốc lực về hướng Đông để thoát vòng vây. Vừa chạy tốc độ cao ông vừa cho tàu lạng lạch hòng làm quân địch mất phương hướng. Sau khi thấy tàu ta tăng tốc, chúng liền bắn pháo sang tàu ta uy hiếp. Lúc này tàu Phan Nhạn quyết định tiết kiệm đạn dược không đánh trả. Cho đến gần sáng, tàu chiến của địch tiếp tục bao vây, phương án được vạch ra là cố thủ đến cùng và liên tục đánh nghi binh. Đến mức không thể khác được thì sẽ lao thẳng vào bị trí giữa 5 chiếc tàu của địch và kích hoạt bộc phá cho nổ cả chuyến tàu. Nhưng bằng kế nghi binh và cố thủ, tàu của ông Nhạn đã khiến quân địch nghĩ rằng đây chỉ là chuyến tàu chở hàng hóa thông thường nên không đeo bám để đánh nữa.

 

                                                                                                         Ông Phan Nhạn