Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Bí quyết để vợ chồng tránh xung đột

Vợ chồng bất đồng, xung đột là điều khó có thể tránh khỏi. Khi những điều đó được xử lý đúng cách sẽ giúp bạn hiểu hơn nửa kia của mình.

 

 

Tránh thái độ coi thường nửa kia

 Nếu có điều không hài lòng, bạn nên nói thẳng với bạn đời thay vì dùng lời nói hoặc thể hiện thái độ mỉa mai, khinh thường. Bởi điều này chỉ khiến gia tăng sự tức giận giữa vợ chồng.

Các mối quan hệ đan xen
Trước khi kết hôn, bạn có gia đình, bạn bè, bạn đừng nên từ bỏ mọi mối quan hệ từng tồn tại trước đó. Các mối quan hệ đó sẽ nạp thêm năng lượng cho bạn. Nhất là những khi giận dỗi nhau, bạn sẽ không cảm thấy cô đơn khiến cho sự giận hờn căng thẳng hơn.
Tuy nhiên, mối quan hệ vợ chồng bao giờ cũng phải chiếm vị trí ưu tiên. Nếu thấy người bạn đời tỏ vẻ khó chịu hay ghen với một người bạn khác giới nào đó, bạn phải điều chỉnh ngay. Đừng hy sinh tình vợ chồng cho tình bạn.
Bày tỏ lòng biết ơn
 Thể hiện lòng biết ơn mỗi ngày và tiếng cười có tác dụng ngăn chặn việc làm giảm uy tín của nhau, cũng như tránh được những cuộc cãi nhau và nhiếc móc. Theo Bodyandsoul, hạnh phúc chính nó là một liều thuốc bổ đối với cuộc xung đột liên tục.

Thường xuyên trò chuyện 

“Nói chuyện, nói chuyện và nói chuyện” về mọi thứ từ những việc nhỏ như hôm nay đi đâu, làm gì, gặp ai, đến những điều lớn như mua nhà, tậu xe, đều rất quan trọng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nó giúp bạn hiểu nhau hơn, cùng giải quyết các vấn đề và luôn kết nối với người kia.

 

 

Bỏ những thói quen xấu

Khi bắt đầu kết hôn, ta thường đem theo vào cuộc sống chung các thói quen của mình. Trong đó có thói quen gây khó chịu cho người bạn đời như hút thuốc lá, hoặc tan sở đi đàn đúm bạn bè đến tối mới về… Nếu bạn không từ bỏ thói quen đó, bất kể người bạn đời có chấp nhận hay không thì đúng ra bạn chưa nên kết hôn.

Thực sự lắng nghe

 Bạn hẳn rất bực bội, cảm thấy không được tôn trọng nếu nửa kia không chú ý đến lời mình nói. Ngược lại, nửa kia của bạn cũng sẽ cảm thấy điều tương tự. Ngay cả khi bạn tự tin rằng mình biết nửa kia muốn nói gì, nghĩ gì thì bạn vẫn có thể sai. Vì thế, hãy lắng nghe thực sự những điều nửa kia nói ra bằng lời để tránh những hiểu lầm, hiểu sai về nhau.

Trực tiếp nói ra điều khó chịu trong lòng

Đôi khi bạn không nói rõ ra những gì mình cảm thấy không vừa lòng về một nửa mà chọn cách thể hiện gián tiếp qua thái độ hoặc hành động. Cách thức gián tiếp thể hiện sự tức giận của bạn không mang tính xây dựng. Bởi vì bạn không khiến cho một nửa hiểu rõ mục đích của mình. Hãy làm điều ngược lại để giải quyết khó chịu trong lòng.

Không quy chụp

Các khẳng định như: “Anh không bao giờ chịu giúp em việc nhà” hoặc “Em luôn chỉ chăm chăm vào cái điện thoại thôi”... khiến nửa kia của bạn khó chịu. Hãy thảo luận về cách nửa kia có thể thay đổi, giúp bạn những việc hữu ích, chu đáo hơn, đừng phủ định và quy chụp.

Biết chọn thời điểm thảo luận

 Nếu bạn muốn có một cuộc thảo luận mang tính xây dựng thì nên chọn thời điểm hợp lý. Trong lúc cả bạn và nửa kia còn đang rất nóng thì đừng cố phải làm cho ra nhẽ mọi chuyện. Càng cố gắng hơn thua lúc nóng giận chỉ khiến căng thẳng tăng thêm. Bình tĩnh chọn thời điểm hợp lý để vợ chồng có thể tập trung tiếp nhận vấn đề cần giải quyết theo chiều hướng tích cực.

Biết kiểm soát sự tức giận

Khi xung đột diễn ra, sự tiêu cực leo thang, bạn hãy hít vài hơi thật sâu để có thể lấy lại bình tĩnh. Biết kiểm soát sự tức giận của bạn là chìa khóa để quản lý tốt các xung đột.

Xác định nguyên nhân gây tranh cãi
Cần nhận thức rõ lý do kích hoạt cơn nóng giận của bạn, từ đó sẽ giúp tránh một cuộc xung đột nảy lửa, làm tổn thương cả hai. Để không lao vào cuộc chiến, cố gắng hít thở sâu và đứng dậy bước đi nhẹ nhàng. Trong lúc đi lại, cố gắng tìm hiểu khúc mắc của vấn đề nằm ở đâu. Lúc nóng giận tốt nhất nên im lặng, chờ cơn giận hạ xuống, việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn.