Bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng, không gây đau đớn khiến người bệnh không hay biết để phòng tránh và chữa trị. Tại Việt Nam có hơn 4 triệu người bị loãng xương, xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh.
Xương bị loãng
Theo bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: Một trong những biến chứng của bệnh loãng xương chính là gãy xương ở các vùng cổ xương đùi, xương cột sống, xương tay… Theo thống kê, gãy xương đùi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất, tỷ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn đột quỵ, đau tim và ung thư vú. Các biến chứng của loãng xương thường khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế. Điều này không những làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình và xã hội.
Xương bị loãng
Xương thường
Đối tượng có các yếu tố nguy cơ loãng xương như tuổi cao; đã từng gãy xương cột sống, gãy xương sau 40 tuổi, tiền sử gãy xương gia đình; dùng corticoids trên 3 tháng; bị bệnh cường giáp (hyperparathyroidism); thiếu xương; mãn kinh sớm trước 45 tuổi; chế độ ăn uống thiếu canxi, hút thuốc lá, uống cà phê nhiều…
Xương bị loãng
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh lý loãng xương, phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Chương trình tư vấn và khám bệnh miễn phí “Loãng xương – Căn bệnh nguy hiểm thầm lặng”. Qua đó, người tham dự sẽ được tầm soát sơ bộ khối lượng xương bằng cách đo mật độ xương tại gót chân và được các chuyên gia tư vấn nhằm giúp người dân ngăn ngừa diễn tiến loãng xương và phòng tránh gãy xương hiệu quả.