Lắng nghe trẻ em nói
Thời gian qua, các cấp các ngành, các tổ chức xã hội của tỉnh Bình Dương đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em một cách tòan diện, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước. Tỉnh đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em bằng việc chú trọng xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh, thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực...
Theo bà Nguễn Thị Thanh Trúc Trưởng phòng BVCS trẻ em tỉnh Bình Dương cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, Phòng BVCSTE đã tập trung thực hiện nhiều hoạt đồng thiết thực để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong điều kiện tốt nhất: Tỉnh tổ chức đoàn đi thăm và tặng quà cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán, nhân dịp này toàn tỉnh đã tặng 23.800 phần quà cho trẻ em, trong đó có 1.367 trẻ em được thăm tặng quà từ ngân sách nhà nước và tổ chức 2.900 điểm vui chơi miễn phí cho trẻ em với tổng kinh phí 3 tỷ 500 ngàn đồng (trong đó: ngân sách là 1tỷ 600 triệu đồng, vận động 1 tỷ 900 triệu đồng).
Tỉnh phối hợp với các ngành, đoàn thể tham mưu UBND tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em; hướng dẫn các huyện, thị, thành phố tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp huyện với chủ đề: “Lắng nghe trẻ em nói”; Tổ chức 9 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các bậc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ về phòng chống xâm hại, ngược đãi, HIV/AIDS và tai nạn thương tích cho trẻ em tại các huyện, thị, thành phố; Thăm tặng 1.300 phần quà từ nguồn ngân sách cho em tham gia Câu lạc bộ “Trẻ em với phòng tránh HIV/AIDS” và trẻ em khó khăn tại cộng đồng nhân Quốc tế thiếu nhi 1/6 với tổng kinh phí 195 triệu đồng; Tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đi tham quan, giao lưu tại tỉnh Lâm Đồng.
Tổ chức Hội nghị biểu dương cho 91 hộ Gia đình tiêu biểu nhiều năm thực hiện tốt mô hình “Ngôi nhà an toàn cho trẻ em” cấp tỉnh. Trang bị Pano tuyên truyền tại 91 trụ sở xã, phường, thị trấn về các Tiêu chí xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Tổ chức Hội thi “trẻ em với phòng tránh tai nạn thương tích” tại các huyện, thị, thành phố. Tổ chức Hội thi “Bơi giỏi” cho trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt tỉnh Bình Dương năm 2015. Tổ chức Chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, thị xã Dĩ An và thành phố Thủ Dầu Một. Duy trì tổ chức 112 cuộc nói chuyện chuyên đề (quý/lần) cho 840 tuyên truyền viên nòng cốt hiện đang tham gia tại 28 Câu lạc bộ “Trẻ em với phòng tránh tai nạn thương tích” thuộc các Trường Trung học cơ sở của 9 huyện, thị xã, thành phố.
Nguyên củ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm và tặng quà cho trẻ
Bà Thanh Trúc cho biết thêm: Với mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
Tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ em bị tổn thương có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt xuống 4% trên tổng số trẻ em dưới 16 tuổi. 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc thường xuyên để có cơ hội hòa nhập cộng đồng và phát triển. 95% xã, phường được công nhận đạt xã, phường phù hợp với trẻ em. 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt .
Đẩy mạn xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ Bảo vệ trẻ em tốt nhất với nhóm công tác liên ngành và Ban kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp xã đã được thành lập từ năm 2012 gồm: Thành phố Thủ Dầu Một, Thị xã Thuận An, Dĩ An và Bến Cát. Thực hiện các dịch vụ bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành, đoàn thể; phối hợp để thực hiện chuyển tuyến đáp ứng nhu cầu toàn diện về bảo vệ của trẻ em và gia đình; thực hiện tốt quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em theo từng trường hợp (ca); Đối với các xã điểm, duy trì việc giao ban 6 tháng/lần và hỗ trợ tình nguyện viên 100.000đ/người x 9 người/xã x 2 lần/năm, báo cáo định kỳ theo quý cho UBND huyện, xã về tình hình hoạt động của mô hình bảo vệ trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tiếp tục hướng dẫn đội ngũ cộng tác viên BVCSTE rà soát, cập nhật đầy đủ số liệu, thông tin trẻ em (bao gồm trẻ em thường trú và trẻ em tạm trú trên 6 tháng), trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt vào Sổ quản lý trẻ em để theo dõi, trợ giúp kịp thời trẻ em trên địa bàn khu, ấp.
Hướng dẫn lựa chọn và thành lập mới 20 câu lạc bộ: Trẻ em với phòng, chống HIV/AIDS tại các phường thuộc thị xã Tân Uyên và thị xã Bến Cát. Đồng thời duy trì hoạt động sinh hoạt cho 40 Câu lạc bộ Trẻ em với phòng tránh HIV/AIDS quý/lần, nhằm cung cấp kiến thức, thông tin, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ phòng tránh HIV/AIDS cho trẻ em.