Giải bài toán thiếu lao động chất lượng cao
Ông Phạm Văn Tuyên, Phó giám đốc Sở Lao động -TB&XH Bình Dương cho biết, qua các buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với các Doanh nghiệp trong tỉnh như Hàn Quốc, Đài Loan, danh nghiệp trong nước… việc thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật luôn là vấn đề "nóng" được nhắc đi nhắc lại. Điều này đặt ra vấn đề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc tuyển sinh, liên kết đào tạo với các danh nghiệp để cung ứng lao động góp phần cho một tỉnh phát triển công nghiệp như Bình Dương.
Đại diện Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, ông Lê Văn Minh - Phó chủ tịch Hiệp hội cho biết: Hiện nay các danh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương đang rất cần lao động có chuyên môn kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các DN gỗ không chỉ sử dụng máy móc thô sơ, lao động chân tay mà đang "chuyển mình" đầu tư máy móc hiện đại nên cần người vận hành. Ông mong muốn Bình Dương sẽ đào tạo, cung ứng nhiều lao động có tay nghề cho danh nghiệp. Về phía danh nghiệp sẽ sẵn sàng tham gia đào tạo tay nghề cho người lao động, tuy nhiên việc người lao động "nhảy việc" sau khi được đào tạo giỏi tay nghề gây cho danh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương cho biết hiện nay học sinh, sinh viên mới ra trường rất yếu về kỹ năng mềm và ngoại ngữ, ông mong muốn các Trường cần đưa vào chương trình đào tạo kỹ năng sống và cần trang bị cho học sinh, sinh viên đạo đức nghề nghiệp, pháp luật về lao động để giải quyết tình trạng "nhảy việc" của học sinh, sinh viên mới ra trường. Ngoài ra, các danh nghiệp sẵn sàng bỏ ra chi phí đào tạo để "trồng lúa non", tuy nhiên Nhà nước cần có chính sách và cơ chế để hỗ trợ đối với danh nghiệp tham gia đào tạo nghề.
Ngoài ra, đại diện nhiều danh nghiệp cũng đề cập tới các vấn đề như: Trình độ tay nghề của học sinh, sinh viên mới ra trường, trình độ ngoại ngữ và tin học, thời gian tham gia thực tập tại danh nghiệp, chi phí, rủi ro khi danh nghiệp tham gia đào tạo nghề, sự phối hợp của danh nghiệp và Nhà trường, thiếu hụt lao động các nghề dịch vụ,… và đề xuất nhiều giải pháp như: tăng cường đào tạo kỹ năng sống, pháp luật lao động, thái độ và kỹ năng làm việc, tăng thời gian thực tập, mời danh nghiệp tham gia biên soạn chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo tại danh nghiệp, có cơ chế ràng buộc người học, xây dựng thư viện tài liệu trực tuyến, liên kết đào tạo trong nước và quốc tế,…
Liên kết đào tạo, đảm bảo đầu ra cho sinh viên
Xác định việc gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nhà trường, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và xã hội.
Đại diện Ban điều hành Thành phố Thông minh Bình Dương, Tiến sĩ Nguyễn Việt Long – Giám đốc Văn phòng TP thông minh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC đề cập thực trạng hiện nay, hầu hết sinh viên Việt Nam thiếu tính chủ động sau khi ra trường, mặc khác nhiều doanh nghiệp chưa nắm được Luật Giáo dục nghề nghiệp vì vậy Sở cần tiếp tục tuyên truyền, triển khai những chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp cho các danh nghiệp. Trong thời gian tới Sở nên tiếp tục tổ chức các hội nghị với từng Hiệp hội để có những ý kiến sâu hơn, thẳng thắn hơn, tập trung vào những nghiên cứu, con số cụ thể hơn. Đối với các Trường cần tăng cường tuyên truyền quảng bá hình ảnh về đào tạo nghề để người dân thấy được tầm quan trọng, sự thành công khi học nghề, ngoài ra cần xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo ra những người đào tạo trong doanh nghiệp", TS. Nguyễn Việt Long nói.
Đại diện cho hơn 95 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, ông Trần Hùng Phong – Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghệ Việt Nam – Singapore cho biết, trong thời gian qua, Trường đã mời gọi doanh nghiệp tham gia đào tạo chiếm 30% thời lượng của chương trình đào tạo, để đạt được kết quả tốt trong việc liên kết đào tạo, nhà trường đã giới thiệu cho doanh nghiệp thấy những lợi ích khi họ chung tay với trường đào tạo nguồn nhân lực, khi đạt hiệu quả tốt đương nhiên doanh nghiệp sẽ hỗ trợ trường.
Hiện nay, Trường đang triển khai tổ chức đào tạo được 01 lớp nghề Cắt gọt kim loại theo Chương trình đào tạo thí điểm 22 nghề chất lượng cao cấp độ quốc tế được chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang Đức. Chương trình đào tạo được thiết kế gồm 2 phần: các môn học chung theo quy định của Việt Nam và phần chuyên môn là bộ chương trình được chuyển giao từ Đức. Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên đạt yêu cầu sẽ được cấp 2 bằng gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng của Trường và bằng tốt nghiệp tương đương với trình độ Bậc 4 theo Khung trình độ Quốc gia Đức. "Nhà trường đào tạo để cung ứng chung cho xã hội, nếu doanh nghiệp muốn đáp ứng thì phải ký hợp đồng, Nhà trường sẵn sàng xây dựng chương trình thay đổi đến 30-40% theo nhu cầu của doanh nghiệp cần", ông Phong chia sẻ.
Theo ông Phạm Văn Tuyên, trong thời gian tới Sở sẽ phối hợp với Sở Công thương tiếp tục làm đầu mối kết nối giữa danh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với quan điểm ưu tiên nhà doanh nghiệp là số 1, các Trường phải chủ động tìm doanh nghiệp để hợp tác và đề nghị các đơn vị cần phải quan tâm hơn về đạo đức nghề nghiệp, thái độ của người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra, các Trường phải xác định ngành nghề mũi nhọn, nghiên cứu và nhân rộng mô hình đào tạo tại danh nghiệp, hàng năm đặt chỉ tiêu hợp tác với danh nghiệp trong đào tạo nghề. Hàng năm, các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển sinh khoản hơn 35.000 học viên. Xác định giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, Sở LĐ-TB&XH đã thực hiện nhiều giải pháp để kết nối 3 Nhà, tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường và Doanh nghiệp.