Ngày 24/6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo với Anh về việc phải bắt đầu đàm phán để rời khỏi EU càng sớm càng tốt.
Các thị trường tài chính trên thế giới đã chao đảo, khi kết quả chính thức cho thấy tỷ lệ ủng hộ việc Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) là 52% so với tỷ lệ muốn “ở lại” EU là 48%. Cuộc bỏ phiếu này đã tạo ra cú sốc tài chính toàn cầu lớn nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, với việc lần này lãi suất trên thế giới đã giảm xuống mức rất thấp, khiến các nhà hoạch định chính sách mất đi một công cụ để chống lại tác động của Brexit.
Chỉ trong một ngày, đồng bảng Anh đã chứng kiến sự tụt dốc thảm hại nhất trong lịch sử, giảm giá hơn 10% so với đồng USD, xuống mức thấp nhất từ năm 1985. Cuộc trưng cầu dân ý này đánh dấu khởi đầu thủ tục “ly hôn” kéo dài ít nhất hai năm và đặt tương lai của trung tâm tài chính toàn cầu London vào thế bất định.
Giá trị đồng euro đã sụt giảm hơn 3% so với đồng USD bởi có nhiều quan ngại rằng kết quả Brexit sẽ ảnh hưởng xấu về mặt kinh tế và chính trị đối với khối thương mại lớn nhất thế giới này, và khiến EU mất đi vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản an toàn hơn như vàng. Đồng yen Nhật cũng tăng giá.
Ngân hàng Trung ương Anh cho biết, họ sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và tài chính. Các nhà hoạch định chính sách thế giới cũng chuẩn bị hành động để đảm bảo ổn định các thị trường. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cam kết sẽ có “phản ứng cần thiết” với thị trường tiền tệ.
Ngân hàng Trung ương Anh cho biết, họ sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và tài chính. Các nhà hoạch định chính sách thế giới cũng chuẩn bị hành động để đảm bảo ổn định các thị trường. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cam kết sẽ có “phản ứng cần thiết” với thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, phe hoài nghi châu Âu ở Anh lại tỏ ra cực kỳ phấn khích, gọi thắng lợi mà họ giành được là cuộc phản kháng trước giới lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp lớn của Anh và cả các nhà lãnh đạo nước ngoài, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã kêu gọi Anh ở lại EU.
Lãnh đạo Đảng Độc lập Liên hiệp Anh Nigel Farage.
Nigel Farage - Chủ tịch đảng Độc lập Vương quốc Anh có quan điểm hoài nghi châu Âu - nói: “Đây là chiến thắng của những người dân thường tử tế… Hãy để ngày 23/6, đi vào lịch sử là ngày độc lập của chúng ta”. Vương quốc Anh cũng đang đối mặt trước nguy cơ sống còn, khi người dân Scotland bỏ phiếu ủng hộ ở lại EU với tỷ lệ 62% và có thể sẽ thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý mới về việc có trở thành quốc gia độc lập hay không sau cuộc bỏ phiếu năm 2014 với kết quả ở lại Vương quốc Anh.
EU, khối thương mại lớn nhất thế giới này thậm chí sẽ phải đối phó với cuộc khủng hoảng “sinh tồn” trong bối cảnh các phong trào dân túy và phản đối nhập cư trên khắp lục địa đưa ra lời kêu gọi rời khỏi EU. Các nhà lãnh đạo cực hữu ở Pháp và Hà Lan ngay lập tức đã yêu cầu tiến hành cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước này.
Việc rời khỏi EU có thể sẽ tổn hại đến sự tiếp cận của Anh với thị trường chung EU và đồng nghĩa rằng Anh sẽ phải tìm kiếm các hiệp định thương mại mới với các quốc gia trên toàn thế giới. Tổng thống Obama nói rằng Anh sẽ phải xếp “ở cuối hàng” để chờ ký thỏa thuận với Mỹ.
EU phần nào cũng phải hứng chịu đòn giáng này vào thời điểm đang phải vật lộn để thoát khỏi khủng hoảng tài chính, giải quyết dòng người di cư chưa từng có từ trước đến này và đối phó với một nước Nga đang trỗi dậy. EU không chỉ mất đi một thị trường tự do nhất, mà còn mất đi một thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và một trong những quân đội hùng mạnh nhất. Khối này cũng sẽ mất đi khoảng 1/6 tổng sản lượng kinh tế.
EU, khối thương mại lớn nhất thế giới này thậm chí sẽ phải đối phó với cuộc khủng hoảng “sinh tồn” trong bối cảnh các phong trào dân túy và phản đối nhập cư trên khắp lục địa đưa ra lời kêu gọi rời khỏi EU. Các nhà lãnh đạo cực hữu ở Pháp và Hà Lan ngay lập tức đã yêu cầu tiến hành cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước này.
Việc rời khỏi EU có thể sẽ tổn hại đến sự tiếp cận của Anh với thị trường chung EU và đồng nghĩa rằng Anh sẽ phải tìm kiếm các hiệp định thương mại mới với các quốc gia trên toàn thế giới. Tổng thống Obama nói rằng Anh sẽ phải xếp “ở cuối hàng” để chờ ký thỏa thuận với Mỹ.
EU phần nào cũng phải hứng chịu đòn giáng này vào thời điểm đang phải vật lộn để thoát khỏi khủng hoảng tài chính, giải quyết dòng người di cư chưa từng có từ trước đến này và đối phó với một nước Nga đang trỗi dậy. EU không chỉ mất đi một thị trường tự do nhất, mà còn mất đi một thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và một trong những quân đội hùng mạnh nhất. Khối này cũng sẽ mất đi khoảng 1/6 tổng sản lượng kinh tế.
Để tiếp tục được tiếp cận với thị trường chung này, vốn rất quan trọng với ngành dịch vụ tài chính khổng lồ của Anh, London sẽ phải chấp nhận tất cả các luật lệ của EU mà không có tiếng nói trong việc định hình chúng, và phải đóng góp một khoản lớn cho EU để được tiếp cận thị trường, như Na Uy và Thụy Điển đang làm. Các quan chức EU nói rằng các ngân hàng và công ty tài chính có trụ sở tại Anh sẽ ngay lập tức mất đi “giấy phép” bán các dịch vụ của mình trên toàn EU nếu Anh từ chối áp dụng các tiêu chuẩn của liên minh này về sự di chuyển tự do hàng hóa, vốn, dịch vụ và con người.