Dự báo của ngành khí tượng, kỳ nghỉ lễ nhiệt độ cả nước giảm 2-3 độ so với tuần trước, song nhiều vùng vẫn đạt 35-36 độ.
Thời tiết nóng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ vì cơ thể chúng không thể điều chỉnh theo sự thay đổi của nhiệt độ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đổ mồ hôi ít hơn, làm giảm khả năng hạ nhiệt của cơ thể.
Trẻ dễ bị các bệnh liên quan đến nhiệt với các triệu chứng như cáu kỉnh hơn bình thường, da nhợt nhạt, buồn ngủ, nước tiểu sẫm màu, khát dữ dội, da khô, không chảy nước mắt khi khóc...
Để chăm sóc tốt trẻ ngày nắng nóng, phụ huynh cần chú ý cho trẻ:
Uống đủ nước
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không thể nói với bạn rằng chúng khát, nên cung cấp đồ uống hoặc cho con bú thường xuyên. Trẻ bú sữa mẹ và bú bình dưới sáu tháng tuổi cần được cho ăn thường xuyên hơn trong thời tiết nóng.
Trẻ trên sáu tháng tuổi nên một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội, sau hoặc giữa các lần bú. Nước ngọt có ga không được bác sĩ khuyến khích cho trẻ uống ngày nắng nóng.
Cho trẻ đi du lịch ngày nắng nóng lưu ý che chắn da bé.
Giữ mát
Mặc quần áo rộng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đội chiếc mũ rộng vành bên ngoài. Ngủ ở phòng mát. Giữ nhiệt bằng cách đóng rèm cửa và đảm bảo không khí có thể lưu thông tốt.
Làm mát trẻ bằng khăn ẩm và đặt khăn ướt hoặc khăn trải xung quanh nôi hoặc cũi. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo trẻ không bị quá lạnh. Cho trẻ tắm nước ấm hoặc làm ướt chúng bằng nước ấm. Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc nước đá trong bồn tắm.
Nếu sử dụng quạt, bạn không nên để hướng gió trực tiếp về phía trẻ. Nhà có máy điều hòa nên điều chỉnh ở mức 24-26 độ C.
Đi lại
Cần che chắn trẻ kỹ càng. Dùng một lượng nhỏ kem chống nắng có SPF 30 sẽ ngăn chặn tới 97% tia cực tím.
Theo Cao Khẩm (Theo Health)/Vietnamnet