Theo các chuyên gia, do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như: da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể. Do đó, cần biết cách sơ cứu bỏng axit đúng cách, nhanh chóng kịp thời.
Cách sơ cứu người bị bỏng axit
Tùy từng loại axit cũng như việc bỏng axit ở các vị trí tiếp xúc khác nhau, có thể chia ra làm nhiều cấp độ bỏng.
Song dù bị bỏng ở cấp độ nào, chúng cũng đều gây tổn hại đến sức khỏe và để lại di chứng suốt đời cho nạn nhân. Việc quan trọng đầu tiên chính là loại bỏ nguyên nhân gây ra bỏng, sau đó tuỳ theo vị trí bị bỏng để sơ cứu.
Axit dính vào mắt
Trong trường hợp axit dính vào mắt, người bệnh cần giữ được bình tĩnh tránh trường hợp thấy đau rát đưa tay lên dụi mắt. Việc này rất nguy hiểm khiến axit loang ra và làm tổn thương các vùng giác mạc ngây nguy hiểm hơn cho mắt.
Để sơ cứu bỏng axit, việc đầu tiên quan là loại bỏ nguồn nguyên nhân gây bỏng, sau đó tuỳ theo vị trí bị bỏng để sơ cứu.
Điều đầu tiên là cần rửa sạch mắt với nước. Hãy cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị bỏng axit trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng. Để nước sạch chảy từ vòi nước trong ít nhất 20 phút. Có thể dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất, hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.
Axit dính vào da
Cũng như đối với việc axit dính vào mắt, việc đầu tiên cũng là rửa sạch axit trên da. Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Xé bỏ ngay những quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất trên người. Chú ý không cởi quần áo người bị bỏng vì như thế rất dễ gây lột da, gây đau đớn cho nạn nhân. Khi tiếp xúc nhớ không tiếp xúc bằng tay không.
Sơ cứu bỏng axit khiến nạn nhân rất đau đớn, do vậy mà ngay người thực hiện sơ cứu cũng cần đặc biệt cẩn thận. Sau khi rửa sạch, dùng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch che phủ lên vết bỏng. Đồng thời gọi xe cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị.
Việc cần tránh khi sơ cứu
Khi sơ cứu, không cố gắng cởi phần quần áo dính với vết bỏng nặng. Vì như thế đau đớn, làm lột phần da thịt theo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Một sai lầm nhiều người mắc phải là dùng đá chườm lên vết thương. Điều này không những làm làm tổn thương da mà còn gây khả năng bị bỏng kép.
Ngoài ra, tuyệt đối không ngâm vết thương trong nước. Vết thương do axit gây ra rất dễ bị nhiễm trùng, do đó việc rửa sạch vết thương cần thực hiện dưới vòi nước, không ngâm trực tiếp trong nước.