Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Pháp luật

Cẩn trọng với mã độc ẩn danh trong những ứng dụng của điện thoại thông minh

Không còn dừng lại việc gọi điện giả danh công an hay nhà mạng để lừa người dân cung cấp thông tin cá nhân hay bấm vào đường dẫn có sẵn, gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện bọn tội phạm sử dụng các ứng dụng mà người dùng có sẵn trong điện thoại để gửi những mã độc và đánh cắp thông tin.

Tải ứng dụng chỉnh sửa ảnh hay video cũng có thể làm bạn bị mất tiền

Theo chương trình Lời cảnh báo thì dựa vào thói quen thích tải nhiều ứng dụng mới để giải trí (ví dụ phần mềm chỉnh sửa ảnh - sửa video, xem PDF, ứng dụng quét mã QR,  ứng dụng chặn cuộc gọi, ứng dụng tạo các icon dễ thương khi chat, chơi game…), tin tặc đã tung ra mã độc UltimasSMS được phát tán thông qua hơn 150 ứng dụng lừa đảo và lây nhiễm trên điện thoại của nhiều người dùng điện thoại trên nhiều quốc gia. Mã độc này sẽ ẩn mình và âm thầm chiếm quyền kiểm soát tin nhắn điện thoại của bạn, sau đó chúng sẽ thực hiện nhắn tín đăng ký đến các dịch vụ trả phí (bằng ngân hàng online, ví điện tử…), từ đó người dùng sẽ bị mất tiền thông qua tác vụ như vậy mà không hay biết.

3

Thông thường người dùng sẽ chỉ phát hiện khi nhận được tin nhắn báo về đã trừ tiền cho những dịch vụ mà mình không hề đăng ký. Bên cạnh đó, khi bị nhiễm mã độc, kể cả khi đã gỡ ứng dụng thì người dùng cũng vẫn tiếp tục bị trừ tiền, lộ toàn bộ thông tin cá nhân đã lưu trên điện thoại, mật khẩu của các hình thức thanh toán online, email... Theo chuyên gia của chương trình, cách để nhận biết ứng dụng đó bất thường chính là có những ứng dụng không liên quan đến tin nhắn hay danh bạ của bạn nhưng lại yêu cầu quyền truy cập vào. Sau khi yêu cầu quyền xong, các ứng dụng này đều chạy mã độc ngầm bên trong nên khi sử dụng sẽ làm máy nóng hơn, chậm hơn bình thường. Thậm chí có những tin nhắn bị xoá bất thường…

Chương trình Lời cảnh báo còn khuyến cáo khán giả cẩn thận với những ứng dụng mới, đặc biệt là những ứng dụng được giới thiệu bằng những video ngắn, hấp dẫn. Không nên nhập thông tin cá nhân (số điện thoại, email…) khi truy cập vào ứng dụng không rõ nguồn gốc. Đừng chủ quan mà phải kiểm tra kỹ quyền hạn của ứng , nếu nó đòi hỏi quá nhiều quyền hạn và những quyền hạn này thật sự không cần thiết thì rất có thể đó là ứng dụng lừa đảo. Khi xem chương trình Lời Cảnh Báo, chắc hẳn đã có rất nhiều khán giả lập tức kiểm tra xem điện thoại mình có những ứng dụng gì.  

Cảnh giác với chiêu lừa ăn theo ví điện tử

Thanh toán bằng ví điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh hiện nay. Các giao dịch vào cuối năm tăng cao cũng kéo theo việc các chiêu thức lừa đảo dựa trên dịch vụ này cũng tăng lên. Cụ thể là khi sử dụng ví điện tử, khách hàng thường có nhiều mã giảm giá, voucher nhưng không sử dụng hết nên bán lại cho người cần dùng. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ gian yêu cầu cung cấp mã xác thực khiến chúng có cơ hội chiếm hết tiền trong ví điện tử. Chúng thường dụ dỗ con mồi tham gia các hội nhóm lập sẵn để tạo dựng lòng tin, đưa ra hình ảnh đã giao dịch thành công. Sau khi có được niềm tin, các đối tượng sẽ gửi hoá đơn và nhờ nạn nhân đang có voucher/mã giảm giá thanh toán giúp rồi mới thanh toán tổng hoá đơn. Hoặc cũng có trường hợp chúng tạo ra những mã giảm giá/voucher giả để lừa bán lại. Sau khi hành vi thực hiện trót lọt thì nạn nhân sẽ bị đá ra khỏi hội nhóm, chặn liên lạc…

4

Thực tế cho thấy vì số tiền bị lừa đảo theo hình thức này theo từng cá nhân không nhiều nên người bị hại thường không tố giác. Nhưng nếu gộp lại số tiền của nhiều người bị lừa có thể lên đến con số rất lớn, chưa kể thông tin cá nhân bị lộ sẽ được rao bán trên mạng với nhiều hình thức xấu khác. Chuyên gia an ninh mạng của chương trình Lời cảnh báo cho rằng: Người dân nên sử dụng các cổng thanh toán, ví điện tử đã được công nhận, có sự bảo hộ, uy tín. Không click vào các web hay link có khả năng chứa virus hay nội dung đáng ngờ. Nếu chẳng may trở thành nạn nhân của kẻ lừa đảo dạng này, bạn cần lưu lại tin nhắn, lịch sử giao dịch để cung cấp cho cơ quan công an để tố giác như một cách cảnh báo để không có thêm nhiều người bị hại.

Đón xem “Lời cảnh báo” phát sóng vào 19h50 phát sóng thứ hai và thứ tư trên THVL1 để cập nhật những kiến thức bổ ích cho cuộc sống cũng như cách thích ứng tốt hơn với cuộc sống trong bối cảnh dịch bệnh.