Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Thời sự

Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: “Xinh mà ế”

Với sự kỳ vọng sẽ rút ngắn quảng đường, thời gian di chuyển, giảm tải cho quốc lộ 5 (QL5). Tuy nhiên, sau hơn 1 năm đi vào sử dụng, đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vẫn “vắng như chùa Bà Đanh".

 

Trái ngược với sự hoành tráng của nó, đường cao tốc hiện đại 6 làn xe chạy lại vắng bóng xe qua lại, đặc biệt là xe container, loại phương tiện “trung tâm” của việc giảm tải quốc lộ 5 cũ rất ít lưu thông.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tuy "đẹp nhưng ế"

Được biết, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 105km với 6 làn xe chạy đi vào khai thác toàn tuyến từ ngày 5/12/2015. Với số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD, tuyến đường này được xem là hiện đại nhất Việt Nam.
Tại cửa nhận vé rất heo hút
Đoạn đầu đường cao tốc từ Hà Nội vắng teo.
Đặc biệt nút gần cuối đoạn Hải Dương, khi phương tiện rẽ về Hưng Yên và Hải Dương, rẽ quốc lộ 10 đi Thái Bình, thì số xe còn lại đi về chặng cuối là Hải Phòng lại càng vắng
Nguyên nhân chính lâu nay khiến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng “ế ẩm" là do cước phí cao
Nguyên nhân chính lâu nay  khiến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng “ế ẩm" là do cước phí cao. Theo đó, mức phí mới áp dụng từ 1/4/2016 cụ thể: chặng từ Hà Nội đến nút giao đường tỉnh 353 để đi Đồ Sơn hoặc vào trung tâm Hải Phòng có mức phí thấp nhất với xe con là 190.000 đồng, cao nhất là 750.000 đồng. Chặng Hà Nội đến cuối tuyến là cảng Đình Vũ có mức phí thấp nhất là 210.000 đồng, cao nhất là 840.000 đồng.

Cước phí từ đầu tuyến đến cuối tuyến là 190.000 đồng đối với xe dưới 12 chỗ ngồi
Chặng Hà Nội đến nút giao quốc lộ 38B thuộc tỉnh Hải Dương có mức phí thấp nhất là 100.000 đồng, cao nhất là 400.000 đồng. Chặng Hà Nội đến nút giao quốc lộ 39 thuộc tỉnh Hưng Yên mức phí thấp nhất là 40.000 đồng, cao nhất là 170.000 đồng. Xe dưới 12 chỗ, xe tải trọng dưới 12 tấn nằm trong diện tăng phí đến 25%; còn loại hiện áp mức phí cao nhất là xe tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe container 40fit không tăng, có một số chặng còn giảm nhẹ.
Một phần nữa cũng khiến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng “ế ẩm” là do khoảng cách từ các đường gom lên đường cao tốc quá xa, cả chục cây số. Vậy nên thay vì đi lên đường tránh để lên cao tốc thì cánh tài xế chọn đường cũ để đi, lại không mất phí đường bộ.