Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục

Bạo lực và xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ở bất kỳ quốc gia và nền văn hóa nào, gây tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần cả trước mắt và lâu dài đối với trẻ em. Làm thế nào để phòng ngừa, nhận biết và chăm sóc, hỗ trợ trẻ em khi bị xâm hại tình dục là điều các bậc cha mẹ cần lưu ý.

Mặc dù các cơ quan báo chí đã thay tên đổi họ, không đăng ảnh trẻ bị xâm hại lên báo, không ghi rõ địa chỉ nhưng hầu hết các vụ xâm hại tình dục trẻ em khi khởi tố thì danh tính của nạn nhân hầu như vẫn bị mọi người biết hoặc đoán biết được. Người ta không biết bé gái bị một tên yêu râu xanh dâm ô là ai, nhưng lại biết khu vực nơi gia đình cô bé ở, biết bố mẹ cô bé/hoặc người nhà cô bé. Có thể bé không đọc báo, không xem tivi, nhưng sự vô tâm của một số người xung quanh rất có thể sẽ khiến bé khó lòng tránh khỏi sự bàn tán, sự thương hại và cả những điều tiếng không đáng có.

Với những vụ trẻ em bị xâm hại tình dục bởi chính cha ruột/cha dượng, người thân thì sự việc còn đau lòng hơn nữa. Kinh khủng hơn cả là khi trẻ em bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai và sinh con, đó sẽ là kí ức đau đớn nhất trong cuộc đời các em và là điều không thể nào quên được.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trẻ em bị xâm hại tình dục, trước tiên là bị tổn thương về cơ thể

Các em có thể bị chảy máu âm đạo, trực tràng, bị đau, ngứa, sưng, viêm bộ phận sinh dục, viêm đường tiết niệu, khó khăn khi đi tiêu, tiểu tiện, có thể bị đau dạ dày hoặc đau đầu kéo dài. Các em cũng có thể bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục nếu kẻ xâm hại bị mắc các bệnh này.

Trẻ em ở tuổi vị thành niên khi bị xâm hại tình dục có thể có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn nếu kẻ xâm hại tình dục không dùng các biện pháp phòng tránh thai. 

Từ những tổn thương về thể chất dẫn đến những tổn thương về mặt tinh thần

Trẻ bị xâm hại tình dục dễ bị rối loạn ăn uống, ngủ không ngon giấc, hay gặp ác mộng, hay giật mình hoảng hốt, thường trực cảm giác lo sợ, nhất là khi gặp người lạ. Trẻ có thể thu mình, ngại giao tiếp hoặc ngược lại tỏ ra hung hăng, bất cần. Một số em lơ là việc học tập, kết quả học tập giảm sút đáng kể. Một số có thể gặp phải rối loạn đa nhân cách, trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống, tự trách bản thân, tự hủy hoại bản thân, thậm chí có thể tự tử, nhất là khi việc trẻ bị xâm hại tình dục không được ai biết và lên tiếng bảo vệ.

Dễ vướng vào các tệ nạn xã hội

Một số trẻ em do hoàn cảnh gia đình phức tạp, không có người chăm sóc hoặc không được trông nom cẩn thận dẫn đến nguy cơ bị xâm hại tình dục. Những em này rất dễ bị vướng vào các tệ nạn xã hội do chán chường vì từng bị xâm hại tình dục. Một số sau này có thể nghiện rượu hoặc thậm chí là ma túy. Theo nghiên cứu của Hiệp hội phòng chống xâm hại trẻ em Mỹ, cả bé trai và bé gái từn bị xâm hại tình dục khi trưởng thành đều có nguy cơ lạm dụng rượu và ma túy. Một số do mất niềm tin và mất phương hướng sống có thể bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật.

Từ những hậu quả phân tích trên, có thể thấy, trẻ em bị xâm hại tình dục là nỗi đau quá lớn không chỉ đối với bản thân và gia đình các em mà còn đối với toàn xã hội. Chi phí để hỗ trợ điều trị tâm lý và chăm sóc trẻ sau khi bị xâm hại tình dục khá tốn kém và dai dẳng.

Xâm hại tình dục trẻ em vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, quyền con người. Để phòng chống và ngăn chặn cũng như xử lý triệu để vấn nạn xã hội này, không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, mà là của toàn xã hội. 

Những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em xảy ra liên tiếp thời gian gần đây khiến dư luận phẫn nộ, nhưng đau lòng nhất vẫn là chính các em và gia đình các em. Trẻ em từng bị xâm hại tình dục dễ bị sang chấn tâm lý, trầm cảm, học hành sa sút và khi lớn lên dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội.

hau(1) (2)

Một số kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em dành cho cha mẹ và các thành viên trong gia đình

1. Hướng dẫn trẻ em về những giới hạn khi giao tiếp, tiếp xúc với người thân, quen.

2. Hướng dẫn trẻ em nói "không", bỏ chạy nếu ai đó cố tình đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm của trẻ, cho dù đó là người thân.

3. Giải thích cho trẻ hiểu về các bộ phận trên cơ thể, đâu là các bộ phận nhạy cảm, các bộ phận sinh dục, các vấn đề về giới tính và sức khỏe sinh sản.

4. Cha mẹ cần học hỏi, cập nhật các kiến thức và kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em, hướng dẫn trẻ sử dụng Internet và mạng xã hội một cách an toàn.

5. Khuyến khích con nói ra khi trẻ cảm thấy bất an, không an toàn.

Một số kỹ năng chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục

1. Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý và phục hồi thể chất cũng như tinh thần cho trẻ. Quan sát, giám sát trẻ để nắm được các biểu hiện bất thường của trẻ em khi bị xâm hại tình dục.

2. Thường xuyên trao đổi, lắng nghe, chia sẻ thông tin với trẻ em để nắm được tâm tư, mối quan hệ xung quanh trẻ.

3. Không đổ lỗi cho trẻ em.

4. Gia đình cần phối hợp với nhà trường, giáo viên để đảm bảo trẻ được an toàn và ổn định tâm lý, giúp trẻ tiếp tục hoàn thành chương trình học tập.

5. Bảo đảm trẻ được an toàn, cách ly trẻ khỏi môi trường, đối tượng có hành vi xâm hại trẻ ngay lập tức.

Empty