Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Cherry với giá siêu rẻ “bao ngon”

Trong khi phần lớn các cửa hàng trái cây nhập khẩu đã không còn cherry để bán thì một số đầu mối bên ngoài lại rao bán cherry với giá siêu rẻ “bao ngon”.

Cherry giá rẻ được rao bán đầy chợ mạng.

Cherry giá rẻ được rao bán đầy chợ mạng.

Quá trình tuyển chọn để có cherry giá rẻ "bao ngon"

Ghi nhận của phóng viên Báo Người lao động tại TP HCM, cherry được một người đàn ông ngồi bán tại chợ sỉ theo dạng nguyên thùng, mỗi thùng 5 kg với giá chỉ 750.000 đồng; khi người mua còn chần chừ thì người này tỏ vẻ sẵn sàng giảm giá thêm.

Về chất lượng, người này cam kết cherry "hàng công ty", "bao ngon", nên cứ mua đi bán lại sẽ bảo đảm có lời.

Theo quan sát trên bao bì, đây là cherry nhập khẩu từ Chile. Tuy nhiên, cherry là mặt hàng yêu cầu về điều kiện bảo quản khắt khe trong khi cherry giá rẻ lại đang bán dưới nhiệt độ thường khiến nhiều người nghi ngại.

Đặc biệt, gần đó có một số tiểu thương mở thùng để bán lẻ cherry với giá 200.000 đồng/kg. Mức giá này so với các cửa hàng trái cây rẻ gần một nửa.

Đáng chú ý, người viết còn chứng kiến quá trình tuyển chọn để có cherry giá rẻ "bao ngon" theo cách hết sức thủ công và mất vệ sinh tại nơi khuất tầm mắt người đi chợ.

 

Theo đó, thùng cherry được tiểu thương mở ra, chọn những quả còn nguyên vẹn, không hư hỏng để riêng, sau đó rửa qua trong một chậu nước đã dơ bẩn. Do trái cây bị úng nên mùi hôi thối bốc lên khá khó chịu. Một lúc sau, người phụ này đem cherry "hàng tuyển" ra ngoài bán lẻ với giá 200.000 đồng/kg.

Giám đốc một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu trái cây tại quận 5 (TP HCM) cho hay, do cherry ở nước ngoài đã hết mùa nên hầu hết các cửa hàng trái cây cao cấp đều hết hàng để bán. Một số ít vẫn còn là hàng tồn kho, hàng cuối vụ. Lý do là mùa thu hoạch cherry (Úc, Newzealan, Chile) đã kết thúc vào cuối tháng 2 – đây là mặt hàng không bảo quản được lâu như táo nên việc bán hàng kết thúc sau thu hoạch không lâu. Sau đó, đến khoảng tháng 5 mới có cherry trở lại là mùa cherry Mỹ.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu Trái cây Chile, sản lượng cherry xuất khẩu của nước này đã tăng liên tục trong những năm gần đây, từ mức 180.000 tấn niên vụ 2018-2019, lên hơn 356.000 tấn vào niên vụ 2021-2022.

Mùa cherry Chile kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, trùng vào các dịp lễ Tết nên sản lượng tiêu thụ rất lớn.

Hàng nhập khẩu luôn có chứng nhận kiểm dịch

Theo thông tin từ báo phapluat.suckhoedoisong.vn: Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho hay, hiện nay Việt Nam đã cho phép nhập khẩu chính ngạch cherry từ 4 quốc gia New Zealand, Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc, còn Australia đang làm thủ tục đàm phán.

Theo chuyên gia, hầu hết ở các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị, trái cây nhập khẩu được bán đều có đầy đủ tem mác với chỉ số rõ ràng.

Theo chuyên gia, hầu hết ở các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị, trái cây nhập khẩu được bán đều có đầy đủ tem mác với chỉ số rõ ràng.

Cherry nhập khẩu từ các nước châu Âu, châu Mỹ có giá cao chủ yếu do giá thành vận chuyển cao chứ không phải vì giá thành nuôi trồng đắt đỏ. Một cán bộ xuất nhập khẩu cho biết, để mua được trái cherry đúng là hàng nhập khẩu từ Mỹ – Úc – Canada hay Newzealand, người tiêu dùng cần mua ở những nơi chứng minh được nguồn gốc nhập khẩu qua giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm do Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II cấp, có ghi rõ ngày tháng lô hàng xuất đi từ nước nào và đến thành phố nào ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều này sẽ hơi khó vì phần lớn nguồn hàng cherry bán online hiện nay đang là hàng xách tay.

Theo chuyên gia, hầu hết ở các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị, trái cây nhập khẩu được bán đều có đầy đủ tem mác với chỉ số rõ ràng. Khách hàng có thể chú ý kỹ một chút ở tem mác này để biết được thông tin về loại trái cây mà mình mua như nhà cung cấp, nơi nhập khẩu, trồng với quy trình nào, có biến đổi gen hay không, nhập khẩu từ nước nào...

Với những loại trái cây không có nhãn mác hoặc nhãn được in không rõ ràng, bạn nên cân nhắc trước khi mua bởi chất lượng có thể không được kiểm định. Nếu sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Về phía người tiêu dùng, các chuyên gia đưa ra lời khuyên, tốt nhất là không nên ăn các loại quả để quá lâu mà không hỏng bởi dù bên ngoài vẫn tươi nhưng các chất bên trong vẫn có thể bị chuyển hóa. Cách tốt nhất là ăn quả theo mùa. Với quả nhập khẩu thì có thể chọn loại rõ nguồn gốc xuất xứ và dù để lâu vẫn tươi thì cũng nên dùng ngay khi mua.