Có thể tiến tới hợp nhất việc thu thuế và BHXH, nhằm ngăn chặn doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm.
Đề xuất trên được Bộ Tài chính đưa ra trong Dự thảo Luật Quản lý Thuế (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến góp ý.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất, có thể giữ quy định hiện hành, tức cơ quan thuế và BHXH vẫn độc lập trong thu các khoản tiền thuế và tiền BHXH. Cơ quan thuế và BHXH phối hợp theo quy chế đã ký giữa 2 đơn vị. Tuy nhiên, dù quy chết phối hợp đã có kết quả nhất định, nhưng chưa đạt mong muốn trong việc thu thuế và BHXH.
Điều này do giữa thu thuế và BHXH còn có nhiều sự khác biệt về thời gian khai, nộp, căn cứ thu nhập tính thuế và lương tính đóng BHXH…
Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất giải pháp, cơ quan thuế sẽ thực hiện thu thuế đồng thời thu cả tiền đóng BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp.
Nếu đề xuất trên được thực hiện, Bộ Tài chính đánh giá, có thể giảm số lượng tờ khai các đơn vị phai nộp cho cơ quan quản lý. Cụ thể, thay vì phải nộp 2 tờ khai thuế và BHXH cho 2 cơ quan khác nhau, nay chỉ cần nộp 1 tờ khai cho 2 khoản phải nộp.
Đồng thời, với hợp nhất thu thuế và BHXH, mã số thuế của cá nhân có thể dùng làm mã quản lý BHXH, số sổ BHXH, số thẻ bảo hiểm y tế. Điều này có thể giúp đơn giản hóa trong công tác quản lý cũng như khai, nộp thuế và BHXH.
Cùng với đó, do chỉ còn 1 đầu mối thu cả 2 khoản tiền, nên cũng chỉ cần một đơn vị thực hiện hoạt động thanh kiểm tra đơn vị sử dụng lao động về thực hiện chính sách thuế và BHXH.
Tuy vậy, nếu thu thuế và BHXH về một mối, sẽ cần thời gian để ngành thuế cập nhật nghiệp vụ BHXH, và sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của 2 cơ quan, số lượng lao động dôi dư.
Với 2 phương án trên, Bộ Tài chính đề xuất chọn giải pháp để cơ quan thuế thu cả thuế và các khoản đóng BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động.
Ông Mai Đức Chính, Phó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia) cho biết, lâu nay doanh nghiệp luôn có 2 sổ lương. Ông Chính lý giải, một sổ lương doanh nghiệp kê khai đóng BHXH rất thấp, chủ yếu tương đương mức lương tối thiểu vùng. Một sổ lương khác doanh nghiệp thực trả cho người lao động cao hơn rất nhiều, thông qua nhiều loại phụ cấp, hỗ trợ khác nhau.
“Lâu nay doanh nghiệp lợi dụng lương tối thiểu để làm cơ sở tính đóng BHXH. Vì vậy, chúng ta phải tiến tới liên thông cơ quan thuế và BHXH, để thu BHXH theo tiền lương doanh nghiệp kê khai thuế. Doanh nghiệp quyết toán chi phí lao động để khấu trừ thuế bao nhiêu sẽ phải đóng BHXH bấy nhiêu, như vậy sẽ không còn chuyện 2 sổ lương nữa”, ông Chính nói.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất, có thể giữ quy định hiện hành, tức cơ quan thuế và BHXH vẫn độc lập trong thu các khoản tiền thuế và tiền BHXH. Cơ quan thuế và BHXH phối hợp theo quy chế đã ký giữa 2 đơn vị. Tuy nhiên, dù quy chết phối hợp đã có kết quả nhất định, nhưng chưa đạt mong muốn trong việc thu thuế và BHXH.
Điều này do giữa thu thuế và BHXH còn có nhiều sự khác biệt về thời gian khai, nộp, căn cứ thu nhập tính thuế và lương tính đóng BHXH…
Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất giải pháp, cơ quan thuế sẽ thực hiện thu thuế đồng thời thu cả tiền đóng BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp.
Nếu đề xuất trên được thực hiện, Bộ Tài chính đánh giá, có thể giảm số lượng tờ khai các đơn vị phai nộp cho cơ quan quản lý. Cụ thể, thay vì phải nộp 2 tờ khai thuế và BHXH cho 2 cơ quan khác nhau, nay chỉ cần nộp 1 tờ khai cho 2 khoản phải nộp.
Đồng thời, với hợp nhất thu thuế và BHXH, mã số thuế của cá nhân có thể dùng làm mã quản lý BHXH, số sổ BHXH, số thẻ bảo hiểm y tế. Điều này có thể giúp đơn giản hóa trong công tác quản lý cũng như khai, nộp thuế và BHXH.
Cùng với đó, do chỉ còn 1 đầu mối thu cả 2 khoản tiền, nên cũng chỉ cần một đơn vị thực hiện hoạt động thanh kiểm tra đơn vị sử dụng lao động về thực hiện chính sách thuế và BHXH.
Tuy vậy, nếu thu thuế và BHXH về một mối, sẽ cần thời gian để ngành thuế cập nhật nghiệp vụ BHXH, và sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của 2 cơ quan, số lượng lao động dôi dư.
Với 2 phương án trên, Bộ Tài chính đề xuất chọn giải pháp để cơ quan thuế thu cả thuế và các khoản đóng BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động.
Ông Mai Đức Chính, Phó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia) cho biết, lâu nay doanh nghiệp luôn có 2 sổ lương. Ông Chính lý giải, một sổ lương doanh nghiệp kê khai đóng BHXH rất thấp, chủ yếu tương đương mức lương tối thiểu vùng. Một sổ lương khác doanh nghiệp thực trả cho người lao động cao hơn rất nhiều, thông qua nhiều loại phụ cấp, hỗ trợ khác nhau.
“Lâu nay doanh nghiệp lợi dụng lương tối thiểu để làm cơ sở tính đóng BHXH. Vì vậy, chúng ta phải tiến tới liên thông cơ quan thuế và BHXH, để thu BHXH theo tiền lương doanh nghiệp kê khai thuế. Doanh nghiệp quyết toán chi phí lao động để khấu trừ thuế bao nhiêu sẽ phải đóng BHXH bấy nhiêu, như vậy sẽ không còn chuyện 2 sổ lương nữa”, ông Chính nói.
Nếu được thông qua, phương án hợp nhất trên sẽ được áp dụng từ năm 2020.