Chúng ta đều biết về những tác dụng đặc biệt của việc đi ngủ sớm và dậy sớm đối với sức khỏe. Điều này không chỉ quan trọng ở người lớn, mà ở trẻ em còn đáng lưu ý hơn rất nhiều.
Trong trường hợp bình thường, trẻ phải đi ngủ trước 10 giờ tối, vì từ 10 giờ đến 1 giờ sáng là giai đoạn bài tiết cao của hormone tăng trưởng của trẻ, khoảng thời gian này để đảm bảo giấc ngủ sâu, thuận lợi hơn với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Nếu cha mẹ duy trì thói quen để trẻ đi ngủ muộn trong một thời gian dài, ngoài việc ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của con bạn, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và khả năng học tập của trẻ sau này, và cũng sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe tim mạch không đo đếm hết.
Hãy xem cụ thể những nguy cơ và tác động của việc cho trẻ đi ngủ muộn, bạn nên thay đổi ngay từ hôm nay.
1, Đi ngủ muộn làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ
Mặc dù sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có tới 70% phụ thuộc vào nguồn gen của cha mẹ, các yếu tố khác chỉ chiếm khoảng 30%. Nhưng 30% này sẽ quyết định con bạn có cao hơn cha mẹ chúng hay không trong tương lai.
Giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ, vì tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Khi khối lượng tuyến yên của não quá lớn trong suốt cả ngày, nó sẽ tiết ra nhiều loại hormone, chẳng hạn như hormone giới tính và hormone tăng trưởng.
Thông thường, vào ban đêm, tuyến yên tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Hormon tăng trưởng càng được tiết ra nhiều, nó càng giúp cơ thể phát triển, đặc biệt là khung giờ quan trọng nhất từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.
Chỉ khi bạn ở trong trạng thái ngủ, cơ thể bạn mới có thể tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng, vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy tập thói quen cho trẻ đi ngủ lúc 9 giờ vào buổi tối, để đảm bảo rằng 10 giờ là trẻ đã ngủ say và duy trì thói quen ngủ sớm trong suốt thời gian phát triển chiều cao của trẻ.
2, Dễ bị mắc cảm lạnh và bệnh vặt thường xuyên hơn
Trong giấc ngủ sâu, cơ thể sản xuất ra nhiều chất khác nhau, trong đó có protein cytokine, chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.
Khi đảm bảo thời gian ngủ, để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, có thể thúc đẩy sửa chữa và tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể, khi thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến số lượng cytokine, làm giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là cảm lạnh.
3, Gây tổn thương cho tim
Trẻ không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài sẽ bị căng thẳng quá mức, mặc dù điều này bạn không dễ dàng để nhận biết một cách rõ ràng. Vì thiếu ngủ nên chúng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy.
Khi trẻ ngủ không đủ, chúng sẽ càng cảm thấy phấn khích, khó chịu. Khi tâm trạng quá phấn khích, nó sẽ làm tăng huyết áp, tăng tốc nhịp tim và nhịp thở, và gây ra bệnh tim mạch nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.
4, Có thể gây béo phì
Khi bạn ăn quá nhiều, các tế bào mỡ sẽ sản sinh ra leptin, báo hiệu não ngừng ăn. Khi ngủ không đủ sẽ làm tăng ghrelin, gây ức chế leptin, do đó trẻ hễ ngủ không đủ giấc là có thể gây ra béo phì.
Ngoài ra, khi trẻ không nghỉ ngơi đủ, sẽ không có tinh thần để vận động, vui chơi, tập thể dục, điều này sẽ chỉ khiến cơ thể ngày càng trở nên không khỏe mạnh, ốm yếu, chậm lớn và bệnh tật.
Cần cho trẻ tập thói quen đi ngủ sớm, để giúp não hoạt động nhanh hơn và tăng cường trí nhớ. Tác hại của việc ngủ muộn đối với trẻ là không thể tưởng tượng được. Cha mẹ cần phải cho trẻ ngủ sâu trước 10 giờ vào buổi tối.
Cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn cho trẻ một môi trường ngủ yên tĩnh và ấm áp. Nên tạo không gian ngủ phù hợp cho trẻ, bật đèn mờ hoặc tắt đèn, tắt TV để trẻ ngủ. Bạn không nên cho con chơi điện thoại di động hoặc máy tính trước khi đi ngủ, nếu không sẽ khiến trẻ nghiện, gây hưng phấn não, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Theo BS Gia đình/Soha