Nước mắm truyền thống có từ xa xưa với 2 nguyên liệu chế biến chính là cá và muối. Tùy vào cách làm của mỗi vùng miền mà cách pha trộn tỷ lệ giữa cá và muối sẽ khác nhau và cho ra các sản phẩm nước mắm đặc trưng của từng địa phương.
Mặc dù nghề làm nước nắm truyền thống đã có từ xa xưa nhưng ít ai biết rằng để làm ra được mỗi sản phẩm không phải chỉ trong một hoặc hai ngày mà người làm nghề sản xuất nước nắm phải vất vả hơn một năm trời ròng rã mới cho ra được một mẻ sản phẩm mới.
Có thể nói khu vực phường 5, phường 6, TP. Vũng Tàu, là cái nôi truyền thống của nghề sản xuất nước mắm lâu đời nhất. Nhiều gia đình đã có mấy đời làm nước mắm “cha truyền con nối”. Có những gia đình, sản xuất nước mắm là nghề chính nhưng cũng có gia đình chỉ coi là nghề tay trái khi cá về. Các hộ dân sản xuất nước nắm nhỏ, lẻ chủ yếu sử dụng chum, vại bằng đất nung để ủ mắm. Cũng có một số xây bể xi măng để chứa.
Thời gian ủ mắm khoảng hơn 1 năm mới cho ra mẻ sản phẩm mới. Các hộ làm nước nắm đều sử dụng 2 nguồn nguyên liệu chính là cá và muối của vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Anh Nguyễn Trọng Đức, chủ cơ sở sản xuất nước nắm Hòn Cau (phường 5, TP. Vũng Tàu) chia sẻ: “Tôi kế thừa nghề làm nước truyền thống này anh đã từ gia đình rồi gây dựng thương hiệu từ trước năm 1975 đến nay, nguyên liệu chính là cá và muối được ủ trong vòng hơn 1 năm mới cho ra được mẻ sản phẩm mới. Dù không chất bảo quản, không pha tạp chất nhưng giọt nước mắm vẫn thơm lừng.
Mặc dù nghề làm nước mắm truyền thống đã có từ lâu đời tại Bà Rịa - Vũng Tàu, thế nhưng trong khi Phan Thiết, Nha Trang, Phú Quốc… đã tạo được thương hiệu nước mắm nổi tiếng thì tên tuổi sản phẩm nước mắm Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn không mấy ai biết đến".
Anh Diệp Quốc Phong, chủ cơ sở sản xuất nước nắm Vĩnh Hương (từng vang tiếng một thời trong vùng) tâm sự: “Nghề làm nước nắm truyền thống của gia đình tôi đã có từ rất lâu, trước đây bố, mẹ tôi thường ủ nắm trong các lu, chậu… nung bằng đất sét.
Nhưng sau này lớn lên tôi đi học hỏi thêm kinh nghiệm làm nghề từ nhiều nơi, đến khi trở về gia đình tôi bắt tay mở rộng cơ sở, đầu tư làm hơn 20 thùng gỗ, mỗi thùng ủ khoảng 3 tấn cá, ủ trong vòng hơn một năm rồi tiến hành lọc đi lọc lại nhiều lần mới cho ra được những mẻ nước nắm tinh khiết. Khi cho ra sản phẩm có rất nhiều loại và mỗi loại có mỗi giá cả khác nhau.
Hiện nay, những người đã và đang dành tâm huyết để giữ gìn nghề truyền thống này mong muốn chính quyền địa phương cần quan tâm hơn, hỗ trợ nhiều hơn nữa để nước mắm truyền thống có thể lan tỏa xa hơn.
Thiết nghĩ chính quyền cần có các giải pháp, chương trình nhằm giữ gìn và phát triển nghề sản xuất nước mắm truyền thống theo hướng hiện đại và chú trọng chất lượng. Đồng thời, hỗ trợ quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng thị trường cho các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống.