Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Chương trình phục hồi phát triển KT-XH: Tạo sức bật mới làm nền tảng cho sự phát triển

(Dân sinh) - Phát biểu tại thảo luận tổ, Bộ trưởng Đào Dung khẳng định, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội "có sức lan tỏa lớn, tạo sức bật mới, giải quyết các bước đột phá làm nền tảng cho sự phát triển”. Cũng tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong quá trình Quốc hội thảo luận, các cơ quan tiếp tục rà soát thêm, mong muốn làm sao để cân đối hơn nữa giữa Kinh tế và Xã hội trong tổng thể Chương trình.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường để bàn vấn các vấn đề quan trọng, cấp bách là “đúng - trúng, và rất kịp thời”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường để bàn vấn các vấn đề quan trọng, cấp bách là “đúng - trúng, và rất kịp thời”.

Chiều nay 4/1/2022, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi tắt là Chương trình).

Chương trình tương đối toàn diện, quy mô phù hợp

Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho rằng, việc Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường trong bối cảnh hiện nay để bàn vấn các vấn đề quan trọng, cấp bách là rất “đúng - trúng, và rất kịp thời”.

Nhất là với các mục tiêu đề ra, như trong phát biểu khai mạc sáng nay của Chủ tịch Quốc hội đã đề cập, Bộ trưởng tin tưởng, “Chương trình có sức lan tỏa lớn, tạo sức bật mới, giải quyết các bước đột phá làm nền tảng cho sự phát triển”.

Tán thành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế phải có quy mô đủ lớn và thời gian triển khai là 2 năm, tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp - sau đó là giai đoạn ổn định - phát triển, ông nhấn mạnh: “Chương trình cơ bản đồng bộ, tương đối toàn diện, và quy mô như thế này tôi cho cơ bản phù hợp”.

Cũng trong tổng thể chung của Chương trình, về hỗ trợ lực lượng lao động tự do, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong quá trình chuẩn bị, Bộ Lao động - TB&XH đã đề xuất một số nội dung: Hỗ trợ lao động để giữ chân người lao động; thu hút người lao động quay trở lại làm việc; hỗ trợ cho người lao động tạo được việc làm mới ở địa phương; và thứ tư là lực lượng lao động phi chính thức.

Bộ trưởng thông tin, đến nay có 14 triệu lượt lao động tự do đã được hưởng hỗ trợ

Bộ trưởng thông tin, đến nay có 14 triệu lượt lao động tự do đã được hưởng hỗ trợ

Đáng chú ý, về hỗ trợ lao động tự do, Bộ trưởng nêu từ kinh nghiệm thực tiễn khi triển khai Nghị quyết 42 (gói 62.000 tỷ đồng) năm 2020, khi thực hiện Nghị quyết 68, đã giao cho địa phương, và ban hành sàn và trần tối thiểu - tối đa, rõ ràng đã đem lại hiệu quả ngay. Cho đến nay có 14 triệu lượt lao động tự do hưởng hỗ trợ.

Do vậy khi bàn về hỗ trợ cho đối tượng này, Chính phủ thống nhất nên giao cho địa phương. Chính phủ sắp tổ chức Hội nghị của Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 cũng dự kiến sẽ nêu vấn đề này.

Cần có quy hoạch nhà ở cho công nhân, lao động

Đặc biệt, về vấn đề nhà ở, nhà trọ cho công nhân, người lao động -, nhất là lao động nông thôn về đô thị, sàn an sinh tối thiểu của người lao động, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, quan trọng nhất hiện nay ngoài công ăn việc làm chính là vấn đề nhà ở, nhà trọ. “Đây là vấn đề rất khó”, ông nói.

Theo Bộ trưởng, trong vấn đề nhà ở, nhà trọ cho công nhân, lao động để tính khả thi cao, cần tính đến việc hỗ trợ thông qua doanh nghiệp – như giảm lãi suất, cho vay xây nhà, hỗ trợ nhà trọ cho người lao động, khi để doanh nghiệp xây nhà ở cho công nhân, sẽ gắn với người lao động.

Ông nêu ví dụ như Samsung đến nay xây nhà đến đâu, người lao động ở đến đấy, trong khi nhiều nơi địa phương xây dựng nhà cho công nhân nhưng tính khả thi chưa cao.

Do đó, giải pháp lâu dài, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho rằng nhất thiết khi đặt ra Khu công nghiệp, Khu chế xuất cần phải có quy hoạch nhà ở cho công nhân, lao động để sàn an sinh tối thiểu của người lao động được đảm bảo.

1

Cân đối hơn nữa giữa Kinh tế và Xã hội trong tổng thể Chương trình

Tuy nhiên, tại thảo luận tổ, đồng thuận với ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ nguyện vọng ở mảng xã hội cần có sự đầu tư hợp lý hơn, vì quy mô dành cho an sinh xã hội còn “hơi ít, hơi nhẹ”; chính sách hiện tập trung chủ yếu vào các công trình, phục hồi đầu tư công…

Đơn cử để phục hồi thị trường lao động, như vấn đề đào tạo nghề, Bộ trưởng nêu, theo dự thảo Chương trình, có ghi chung: “Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở bảo trợ xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm là 3,15 nghìn tỷ đồng”. Còn thực tế, kinh phí cho đào tạo nghề, bồi dưỡng tay nghề chính thức là 1.500 tỷ đồng.

“Để phục vụ hỗ trợ cho phục hồi thị trường lao động thì số kinh phí này có lớn hay không?”, ông nêu.

Nhắc lại Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nêu rằng “có chuẩn bị kịp không?”, ông khẳng định với con số rất nhỏ nhoi dành cho đào tạo nghề trong tổng thể Chương trình, thì việc triển khai trong 2 năm là hoàn toàn khả thi.

Kết luận sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ thống nhất với các ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị cần bảo đảm cân đối hơn nữa các chính sách dành cho lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, tính toán đến vấn đề lao động, lao động phi chính thức, khôi phục cơ cấu, thị trường lao động, nâng cao chất lượng lao động hay vừa bảo đảm xử lý các vấn đề cấp bách trước mắt vừa bảo đảm các vấn đề phát triển lâu dài và phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong quá trình Quốc hội thảo luận, các cơ quan tiếp tục rà soát thêm, với mong muốn làm sao để cân đối hơn nữa giữa Kinh tế và Xã hội trong tổng thể Chương trình.

Hiệu quả của các gọi chính sách an sinh xã hội được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao, và ngay bên lề phút giải lao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa cho rằng, gói 38.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp “làm rất tốt”.

Trước đó tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá gói hỗ trợ này được triển khai rất hiệu quả, rất nhanh chóng.

Tại thảo luận tổ chiều nay 4/1, thông tin cụ thể thêm về các gói hỗ trợ an sinh này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng) và Nghị quyết 116 (gói 38.000 tỷ đồng sử dụng kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp), đến nay 2 chương trình này đã hỗ trợ 71.000 tỷ đồng.

Theo đó, số lượng người lao động và người sử dụng lao động được thụ hưởng là 42 triệu lượt người. Tiến độ giải ngân đều đảm bảo đạt và vượt.

“Đây là hai chính sách có thể nói là thành công của chúng ta, đảm bảo an sinh xã hội”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.