Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Chương trình quốc gia về đào tạo nghề tại Bình Dương đạt nhiều kết quả tốt

(Dân sinh) - Trường cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lựa chọn đầu tư nghề trọng điểm và định hướng thành trường nghề chất lượng cao theo Quyết định 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn kinh phí sử dụng được phân bổ từ Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động.

Trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng  cục Giáo dục nghề nghiệp, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, công tác đào tạo nghề luôn được Sở xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề của tỉnh. Qua đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và công tác đào tạo nghề của tỉnh nói riêng đã có bước chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động có tay nghề tăng lên, chất lượng bước đầu đã có sự cải thiện.

Chương trình quốc gia về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt được nhiều kết quả tốt - Ảnh 1.

Việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh

Theo ông Lê Minh Quốc Cường – Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bình Dương, hiện toàn tỉnh Bình Dương có 90 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, trường cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore được Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư với thiết kế xây dựng theo kiến trúc hiện đại với đầy đủ các phòng ban riêng biệt, các khối phòng học lý thuyết, xưởng thực hành… Ngoài ra, nhà trường còn xây dựng thêm nhiều khối phòng chức năng khác đáp ứng được các nhu cầu của học sinh sinh viên.

          Từ nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động, trường cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore đã đầu tư xây dựng ký túc xá với sức chứa hơn 800 người có thể giải quyết việc lưu trú cho những học sinh sinh viên của trường có nhu cầu. Đồng thời, để đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh sinh viên, nhà trường đã đầu tư cho thư viện 2.996 đầu sách với 16.074 cuốn sách và sức chứa trên 120 chỗ ngồi. Không những đầu tư trong lĩnh vực lý thuyết, nhà trường còn có sự quan tâm đặc biệt đến khối xưởng thực hành; có nhiều máy móc, thiết bị học tập được trang bị đồng bộ, hiện đại.

Trong những năm vừa qua, với nguồn vốn ngân sách của địa phương và vốn của chương trình mục tiêu quốc gia, trường đã mua sắm bổ sung trang thiết bị cho các khoa để đảm bảo số lượng máy cho công tác đào tạo. Các trang thiết bị được đầu tư mới bảo đảm tính đồng bộ, đồng thời cũng đảm bảo về mặt hiện đại, đáp ứng về mặt công nghệ, phù hợp với yêu cầu thực tế của sản xuất và dịch vụ trên thị trường.

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động – TBXH chia sẻ


Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản, coi trọng phẩm chất, năng lực người học

Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp chỉ đạo nhà trường đã ban hành Quy chế tổ chức hoạt động, Quy chế tuyển sinh, điều chỉnh chương trình đào tạo, Quy chế thi - xét tốt nghiệp, chuẩn chất lượng đầu ra… đều công khai, coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường với người học và xã hội.

Thực hiện đầy đủ chế độ cho người học như miễn học phí cho đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học nghề, giảm 70% học phí cho học sinh  sinh viên học nghề Cắt gọt kim loại và Nguội sửa chữa máy công cụ; miễn giảm học phí cho các đội tượng chính sách và xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học.

Chương trình quốc gia về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt được nhiều kết quả tốt - Ảnh 3.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại trong giáo dục nghề nghiệp

Các nghề được đầu tư trọng điểm bao gồm nghề Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp chuẩn quốc tế, nghề Cơ điện tử chuẩn khu vực và nghề Nguội sửa chữa máy công cụ chuẩn quốc gia; hiện  trường từng bước chủ động tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai các tiêu chí theo lộ trình của dự án.

 Ngày 18/7/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Quyết định số 926/QĐ-LĐTBXH và Quyết định số 934/QĐ-LĐTBXH về việc cho phép sử dụng 22 bộ chương trình chuyển giao từ Cộng hòa liên bang Đức để đào tạo thí điểm cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng của Đức và cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam cho 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, trong đó trường được đào tạo thí điểm 01 nghề Cắt gọt kim loại và dự kiến triển khai tuyển sinh trong năm học 2019 - 2020.


Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore đã triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo; chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế giáo án, sử dụng thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp giúp học sinh, sinh viên tích cực hoạt động, tích lũy kiến thức, hình thành kỹ năng thực hành nghề và năng lực tự chủ và trách nhiệm trong học tập. Năm 2018, trường được phân 10 tỷ đồng trong "Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp".