Theo đó, hội thảo truyền thông đến các sở, ban, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về cách làm chuyển đổi số của tỉnh Đắk lắk, các giải pháp ưu việt mang đến hiệu quả thiết thực cho chính quyền và doanh nghiệp khi áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, vận hành cung cấp dịch vụ, hướng đến phát triển kinh tế văn hóa xã hội gắn liền với thế mạnh và tiềm lực của địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk ông Nguyễn Tuấn Hà cho rằng, việc chuyển đổi số là cơ hội vô giá, đóng vai trò quan trọng trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, là thời cơ để tỉnh Đắk Lắk bắt kịp, đi cùng và có thể vượt lên về ứng dụng khoa học, công nghệ vào mọi mặt của đời sống xã hội và ông Nguyễn Tuấn Hà khẳng định: "Đứng trước thời cơ và thách thức mới, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đắk Lắk quyết tâm chọn chuyển đổi số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Chuyển đổi số sẽ phải phản ánh tầm nhìn, để đẩy mạnh sáng tạo, phát triển đột phá công nghệ kỹ thuật số, từ đó thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội của tỉnh Đắk Lắk", "Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu của sự phát triển" tổ chức ngày hôm nay nhằm hướng đến một cái nhìn toàn diện, rõ nét hơn về chuyển đổi số.
Qua đó, kết quả sau hội thảo để phổ biến, tuyên truyền, đầy đủ hơn về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và mong muốn qua hội thảo, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân của tỉnh sẽ đồng hành với UBND tỉnh trong công cuộc Chuyển đổi số đây là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ông Nguyễn Huy Dũng đề nghị tỉnh Đắk Lắk phải xác định chuyển đổi số là một hành trình dài, nhưng bắt đầu từ một bước cụ thể. "Chúng ta phải đi cùng nhau thì mới có thể đi được xa. Để tạo dựng niềm tin, chúng ta cần những bước chân khởi đầu mạnh mẽ, dứt khoát. Bộ TT&TT là người bạn đồng hành của mọi cơ quan, tổ chức trên hành trình này, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là người bạn đồng hành của mọi cơ quan, tổ chức trên hành trình này. Do đó, trong năm 2021 này, tỉnh Đắk Lắk ưu tiên tập trung vào giải quyết 'Chính quyền số- Kinh tế số- Xã hội số' ", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tiêu biểu tham gia hội thảo lần này có Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI kỳ vọng sẽ được tiếp thu các định hướng xây dựng chính phủ điện tử của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian sắp tới. Đồng thời kết nối, giới thiệu các giải pháp ưu việt hỗ trợ xây dựng chính quyền và doanh nghiệp số, vinh dự là một trong những đại diện doanh nghiệp tham gia tham luận tại hai phiên thảo luận chính "Chuyển đổi số cho Chính phủ - Thách thức và giải pháp" và "Chuyển đổi số cho doanh nghiệp đơn giản và hiệu quả" để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình về chuyển đổi số.
Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI Cao Hoàng Anh cho biết chuyển đổi số bao gồm 3 cấp độ đó là: Số hóa dữ liệu, sáng tạo phương thức hoạt động mới dựa trên công nghệ số và cuối cùng là chuyển đổi sang phương thức hoạt động mới dựa trên công nghệ số. Dù là ở bất cứ cấp độ nào thì dữ liệu luôn được đặt ở vị trí trung tâm, là hạt nhân quan trọng nhất trong chuỗi giá trị chuyển đổi số.
Theo một thống kê, ở Việt Nam 70% dữ liệu vẫn đang tập trung trên tài liệu giấy. Đây là hệ quả của việc lưu trữ thủ công mà lịch sử để lại. Do đó, trong xu thế chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, các giải pháp số hóa tài liệu thông minh như FSI đang cung cấp, sẽ góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia.
Theo ông Cao Hoàng Anh - Phó tổng Giám đốc FSI cho rằng, việc chuyển đổi số trong cải cách hành chính công là vấn đề rất quan trọng và được Nhà nước quan tâm. Vậy nên, các giải pháp như giải pháp Phần mềm họp không giấy P-IONE của FSI, Phần mềm quản lý văn bản tài liệu DAS của FSI sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác hành chính, thông tin được cung cấp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong thông tin cung cấp.
Điểm đặc biệt của tất cả phần mềm, giải pháp kể trên là nó đều là những sản phẩm Make In Vietnam nên phù hợp với nhu cầu người Việt, có thể nâng cấp, tích hợp dễ dàng mà không tốn kém nhiều chi phí như so với các phần mềm nước ngoài
Ví dụ cụ thể vấn đề này, ông Cao Hoàng Anh cho biết: "Thị trường công nghệ giọng nói toàn cầu ước tính sẽ tăng lên 184,9 tỷ USD vào năm 2022. Tại Việt Nam, hầu như các phần mềm chuyển đổi giọng nói hiện tại đa phần chỉ tập trung vào việc nhận dạng ngôn ngữ nước ngoài, bóc tách các câu lệnh ngắn ứng dụng cho nhu cầu tìm kiếm, câu lệnh hội thoại máy trong tổng đài chăm sóc khách hàng, nhà thông minh, robot. Do vậy, giải pháp Chuyển đổi giọng nói thành văn bản Tiếng Việt như V-IONE (có thể nhận dạng giọng nói tiếng Việt 3 miền Bắc, Trung, Nam với độ chính xác 98%, cùng khả năng bóc tách các đoạn hội thoại dài không giới hạn, nhận diện được giọng từng người nói và ứng dụng cho các cuộc họp lớn) rất cần được khuyến khích đầu tư nghiên cứu và phát triển mở rộng." FSI hy vọng với các giải pháp mang tới sự kiện có thể hỗ trợ các khối cơ quan chính quyền và doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề bức thiết hiện nay. "Sự thông minh" đang trở thành cụm từ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây khi đề cập đến chính phủ điện tử, đô thị số. Đó cũng là mục tiêu hướng đến của các tỉnh - thành phố tại Việt Nam trong thời gian tới.