Thông tin trên được chia sẻ tại Tại tọa đàm trực tuyến "Thị trường Đông trùng hạ thảo Việt Nam - Minh bạch và Phát triển" diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Đa số đông trùng hạ thảo trên thị trường là "dởm"
Để xảy ra tình trạng này chính là do một nhóm doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không có lương tâm, khi sử dụng chất tổng hợp trong quá trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi kiểm nghiệm chất lượng, chỉ số về thành phần tinh chất chính có thể lên tới hơn 10mg thì chứng tỏ sản phẩm đó có vấn đề.
Chất lượng và nguồn gốc đông trùng hạ thảo đang nhận được mối quan tâm của người tiêu dùng
Theo TS Phạm Văn Nhạ - Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm– Bộ NNPTNT), hiện nay hoạt động khai thác đông trùng hạ thảo đang có 2 nguồn đó là tự nhiên và nuôi cấy. “Sau khi thu hoạch, cách sơ chế nếu không bảo đảm ở nhiệt độ -50 độ C hoặc cách bảo quản không đúng chỉ cần sau 2 tháng các loại dược chất sẽ mất hết”, TS Phạm Văn Nhạ nói.
Trong nước cũng đã có nhiều cơ sở đã nuôi trồng được đông trùng hạ thảo nhưng chất lượng sẽ khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố: Giống đầu vào, công nghệ nuôi trồng, công nghệ thu hoạch, chế biến… Doanh nghiệp có thể lựa chọn được chủng nấm tốt, tuy nghiên quá trình nuôi cấy, môi trường không tốt, thì sản phẩm chất lượng cuối cùng cũng không thể tốt. Vì thế, hiện thị trường vẫn tồn tại song song hai loại sản phẩm đông trùng hạ thảo thật và giả, có nguồn gốc từ trong nước và nhập khẩu.
Bên cạnh đó, vì lợi nhuận cao nên đông trùng hạ thảo là loại đông được đang được làm giả một cách tinh vi mà người tiêu dùng khó phân biệt bằng mắt thường. Các đối tượng làm giả có thể dùng bột mì, bột nghiền từ côn trùng, rồi trộn với keo, đúc thành đông trùng hạ thảo. Với công nghệ đúc hiện nay, các đối tượng sẽ đúc được những con đông trùng hạ thảo giả giống hệt như thật.
Ngoài những ngươi có kinh nghiệm phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả, theo TS Nhạ, cách phân biệt chính xác nhất là dùng kính hiển vi để soi chiếu phần thảo của sản phẩm. Lát cắt phần thảo dưới kính hiển vi cho thấy, lát cắt có hình dạng bó sợi là hàng thật, còn cấu trúc dạng tinh thể là hàng giả.
GS.TS. Phạm Hưng Củng - Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền (Bộ Y tế) cũng cho biết, phần lớn quan niệm hiện nay cho rằng, đông trùng hạ thảo có nguồn gốc là từ Tây Tạng (Trung Quốc) và có giá rất cao, dao động từ 1-2 tỷ đồng/kg. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ trong nước và nhập khẩu. Song, mặc dù là sản phẩm đông trùng hạ thảo nhập khẩu song khi kiểm nghiệm thì có chất lượng dược dưỡng không cao.
TS Phạm Văn Nhạ, Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm – Bộ NNPTNT)
Cần công khai, minh bạch chất lượng đông trùng hạ thảo
Ở góc độ người tiêu dùng các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị, cần phải đánh giá một cách minh bạch, công khai chất lượng đông trùng hạ thảo.
Theo TS. Trần Lập Công - Viện Y học cổ truyền Quân đội, để người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng sản phẩm đông trùng hạ thảo, bản thân doanh nghiệp cũng phải đầu tư việc tự kiểm định chất lượng, chủ động đánh giá chất lượng sản phẩm của mình thì người tiêu dùng mới nhìn vào đó để tin và dùng sản phẩm này được.
Đồng tình với quan điểm này, TS. Phạm Văn Nhạ - Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm – Bộ NNPTNT) cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn được chủng nấm tốt, tuy nghiên quá trình nuôi cấy, môi trường không tốt, thì sản phẩm chất lượng cuối cùng cũng không thể tốt.
BS. Hà Văn Khánh cho rằng, việc thực hiện việc sản xuất dòng sản phẩm đông trùng hạ thảo phải theo quy trình, đầu tiên là nuôi trồng thế nào, công nghệ thế nào, kiểm nghiệm và lưu hành trên thị trường rồi sau đó mới đến dịch vụ và giá cả.
Phải làm tốt tất cả các khâu thì mới có thể mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm tốt.
Chính vì vậy, để hoạt động quản lý được minh bạch và đảm bảo, GS. Phạm Hưng Củng kiến nghị, có 5 việc cần minh bạch.
Thứ nhất, minh bạch nuôi trồng có chủng, loại, có nguyên sinh thì coi là đông trùng hạ thảo; Thứ hai, minh bạch chứng nhận kiểm nghiệm hàm lượng adenosin. Thứ ba, minh bạch tên; Thứ tư minh bạch công bố sản phẩm theo ATTP đã yêu cầu; Thứ năm, minh bạch giá.
Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước có trăm tay nhìn mắt tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp không tự mình làm ăn chân chính thì thị trường vẫn không thể có những sẩn phẩm chất lượng và tốt. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề xuất đề xuất các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp nên được sớm và nhanh hơn để doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội xuất khẩu...
Theo Viet Q/Vietnamnet.vn