Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Chuyên gia giáo dục - Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Hãy dừng "đầu độc" trẻ bằng điện thoại, máy tính

Chương trình “Để con tư duy, phát huy sáng tạo” của Quỹ tầm vóc Việt (VTV1) diễn ra đúng lúc trời Hà Nội trở lạnh, mưa phùn (ngày 18-10), nhưng vẫn chật kín các bạn nhỏ.

Chương trình “Để con tư duy, phát huy sáng tạo” của Quỹ tầm vóc Việt (VTV1) thu hút nhiều bạn nhỏ tham gia.

Chương trình “Để con tư duy, phát huy sáng tạo” của Quỹ tầm vóc Việt (VTV1) thu hút nhiều bạn nhỏ tham gia.

Chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương với vai trò đồng "quản trò" vừa tham gia trò chơi với các bạn nhỏ, vừa chia sẻ, tư vấn những kiến thức về nuôi dạy trẻ cho phụ huynh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Vũ Thu Hương cho biết:

- Thực sự hôm nay mình rất vui vì được mời tham gia một chương trình ý nghĩa và sôi nổi như thế này. Mình đã cộng tác cùng Chương trình Vì tầm vóc Việt trong một thời gian dài và rất thích thú với những nội dung mà chương trình mang đến cho trẻ nhỏ.

Các chương trình của Vì tầm vóc Việt luôn hướng đến việc nâng cao kỹ năng và phẩm chất của trẻ chứ không tập trung vào việc giáo dục kiến thức - đây chính là những điều mà trẻ em Việt Nam đang rất thiếu. Ví dụ như sự kiện tổ chức các trò chơi với nội dung "Để con tư duy, phát huy sáng tạo", khi tham gia chơi cùng các con, thấy các con thể hiện những kết quả ngoài cả dự đoán của mình, mình thực sự rất vui.

Chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương với vai trò đồng "quản trò" vừa tham gia trò chơi với các bạn nhỏ, vừa chia sẻ, tư vấn những kiến thức về nuôi dạy trẻ cho phụ huynh.

Chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương với vai trò đồng

Chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương với vai trò đồng "quản trò" vừa tham gia trò chơi với các bạn nhỏ, vừa chia sẻ, tư vấn những kiến thức về nuôi dạy trẻ cho phụ huynh.

Trong chuỗi những trò chơi "Để con tư duy, phát huy sáng tạo" hôm nay, ngoài việc được vận động vui vẻ, trẻ đã học được những bài học gì?

- Trước hết chúng ta phải nhìn thấy rằng những trò chơi này không chỉ là giải trí, vui vẻ mà còn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí thông minh của trẻ.

Có những trò chơi đẩy mạnh vốn từ của trẻ, ví dụ như các trò chơi nối từ. Trò chơi này cũng để mở rộng những hiểu biết của các con về tiếng Việt và nâng cao trí thông minh về ngôn ngữ.

Có những trò chơi đẩy mạnh sự phát triển các giác quan như trò chơi đoán vật, các con phải sử dụng rất nhiều kiến thức, hiểu biết và sự tưởng tượng của mình để khám phá ra đó là đồ vật gì hoặc là thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể cho các bạn biết đó là đồ vật gì?

Bên cạnh đó, buổi sáng nay còn những trò chơi vận động thu hút trẻ như: kéo co, dùng ngôn ngữ cơ thể mô tả đồ vật... Những trò chơi này, nhìn có vẻ không liên quan đến phát triển tư duy sáng tạo nhưng thực tế lại có tác dụng rất lớn cho trí thông minh của trẻ.

Bởi lẽ, trên cơ thể của chúng ta tất cả các bộ phận đều nối với não, được não chỉ huy nhưng chỉ có 2 bộ phận là chúng ta có thể tác động ngược lại não giúp não phát triển hơn là chân và tay. Khi vận động chân, tay sẽ giúp não bộ được vận hành và phát triển vượt bậc. Ngoài ra, các trò chơi còn giúp trẻ phát triển những khả năng khác như: làm việc nhóm, khả năng trình bày, giao tiếp, mạnh dạn và tự tin hơn…

Những trò chơi vận động thu hút trẻ như: kéo co, dùng ngôn ngữ cơ thể mô tả đồ vật…. thu hút các bạn nhỏ.

Empty
Những trò chơi vận động thu hút trẻ như: kéo co, dùng ngôn ngữ cơ thể mô tả đồ vật…. thu hút các bạn nhỏ.

Những trò chơi vận động thu hút trẻ như: kéo co, dùng ngôn ngữ cơ thể mô tả đồ vật…. thu hút các bạn nhỏ.

Theo chị, trẻ đã được đáp ứng đủ nhu cầu phát triển về tư duy sáng tạo qua các trò chơi vận động ở nhà và trường học chưa?

- Thời gian của các con ở trường và ở nhà hiện khá hạn hẹp cho những trò chơi vận động, sáng tạo. Đặc biệt là những bạn từ 6 tuổi trở lên, hiện các con phải học 2 buổi ở trường, về nhà lại vật vã với đống bài tập, các con có quá ít thời gian để vận động, chơi trò chơi. 

Còn các bạn nhỏ ở trường mầm non thì thường bị hạn chế chơi các trò vận động do giáo viên sợ các con bị tai nạn thương tích. Đây chính là điều rất đáng tiếc. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần làm cách nào đó để đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, giúp trẻ vận động nhiều hơn để các con phát triển não bộ tốt và hình thành các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Vậy bố mẹ cần làm gì để giúp con phát triển tư duy, sáng tạo?

- Trong quỹ thời gian ít ỏi của mình, bố mẹ hoàn toàn có thể nghĩ ra các trò chơi để chơi cùng con ở nhà giúp con phát triển tư duy như: ngồi tưởng tượng những đồ vật mà mình nhìn thấy; đối với trẻ nhỏ hơn thì có thể đổ cát, gạo, bịt mắt cho con sờ đoán đồ vật, giúp phát triển các cơ quan xúc giác và trí tưởng tượng. Nếu gia đình có đông anh em có thể chơi các trò chơi nối từ... 

Điều quan trọng là bố mẹ có sẵn sàng dành thời gian cho các con không, còn trò chơi phát triển tư duy đơn giản thì có rất nhiều. Bố mẹ hãy hành động, lôi con ra khỏi chiếc điện thoại và những trò game vô bổ.

Mới đây có một sự việc khá đau lòng xảy ra ra là một bé gái 5 tuổi bắt chước trò chơi xem trên youtube đã lấy khăn voan thắt vào cổ và gây tử vong. Đây không phải là lần đầu tiên những trò trên mạng gây hậu quả nghiêm trọng, chị có cảnh báo gì cho phụ huynh?

- Các thiết bị điện tử nó có tác động rất tệ đến trẻ khiến cho trẻ phát triển não bộ. Nó khiến cho não bộ của trẻ phát triển lệnh lạc và không hoàn thiện, chưa kể nó sẽ khiến cho trẻ bị trì trệ vì ít hoạt động. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là trẻ có nguy cơ mắc thêm rất nhiều bệnh về tâm lý nữa. Chưa kể là các nội dung phát trên youtube và các trang mạng còn chưa được kiểm duyệt, có những phần mềm, những kênh rất nguy hiểm.

Cái chết của cháu bé 5 tuổi vừa rồi là một lời cảnh báo vô cùng đau xót mà chúng ta phải nhìn nhận lại. Người lớn đừng vì "lười biếng" chơi với con mà vô tình "đầu độc" con bằng điện thoại, máy tính. Các bố mẹ cần hiểu rằng: Trẻ dưới 6 tuổi thì tuyệt đối không được sử dụng các thiết bị điện tử. Khi các con đã lớn khoảng 14 - 15 tuổi thì chúng ta mới hướng dẫn các con sử dụng và có kiểm soát.

Hiện nay nuôi dưỡng một đứa trẻ hầu như cha mẹ mới chỉ quan tâm được đến vấn đề giáo dục còn vấn đề dinh dưỡng và vận động (2 yếu tố vô cùng cần thiết trong tam giác phát triển toàn diện) thì vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chị nghĩ gì về điều này?

- Chúng ta vẫn thường nghĩ, dinh dưỡng, vận động, giáo dục là 3 mảng tách rời nhưng thực tế chúng có liên kết vô cùng chặt chẽ với nhau. 

Với 1 đứa trẻ có dinh dưỡng không đầy đủ thì các con sẽ có cơ thể yếu ớt, khi đó, các con sẽ gặp khó khăn khi học tập và lười vận động. Cũng chính điều này khiến việc phát triển trí não cũng kém hơn so với những trẻ được vận động thường xuyên. Đồng thời khi chúng ta hướng dẫn các con các hoạt động kỹ năng hoặc nâng cao về phẩm chất đạo đức thì tự nhiên các con sẽ phát triển về mặt dinh dưỡng và vận động. Bởi lẽ, khi đó các con cũng sẽ hiểu là cái gì là tốt cho mình, các con sẽ tập trung chăm sóc bản thân tốt nhất mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở. 

3 "đỉnh chóp" phát triển toàn diện này là không thể thiếu, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm.

Sự kiện "Để con tư duy, phát huy sáng tạo" diễn ra trong 2 ngày 17 và 18-10 (Buổi sáng từ 8h đến 12h, buổi chiều từ 15h đến 20h).

 

Tham dự sự kiện, các bé được tham gia nhiều trò chơi và thưởng thức các sản phẩm trong gian hàng TH true MILK, Trong đó Sữa chua uống Pho mát Tự nhiên TOPKID được yêu thích hơn cả.

 

Đây là bộ sản phẩm TOPKID dành riêng cho trẻ em, được bổ sung bộ vi chất được tính toán khoa học về thành phần và hàm lượng giúp hỗ trợ tối ưu phát triển chiều cao và năng lượng trí não của trẻ.