Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Chuyện về cuộc đời của "nữ tướng" người H’rê

Trong chuyến đi công tác tại Tây Nguyên, tôi được nghe câu chuyện về cựu chiến binh Đinh Y Xuân, nguyên Bí thư Đảng ủy Trường quân chính Mặt trận Tây Nguyên (nay là Trường Quân sự Quân đoàn 3). Câu chuyện về bà là những thành tích vẻ vang chiến đấu với quân giặc, là tình yêu mãnh liệt và trong sáng. Sau ngày giải phóng, bà còn là tấm gương về làm việc thiện.

 

Nữ chỉ huy dũng cảm, gan dạ

Năm nay đã 75 tuổi, mái tóc đã bạc, nhưng nhìn bà vẫn thoát lên vẻ đẹp mặn mà ngày nào. Ít ai biết một thời bà từng là một chỉ huy dũng cảm kiên cường chiến đấu với quân địch. Cựu chiến binh Đinh Y Xuân (sinh 1941), là con thứ 2 trong gia đình nghèo 6 anh chị em, có truyền thống thống cách mạng xã Sơn Màu, (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi). Cha bà là Đinh Bá Dương- người tập hợp các thanh niên trong làng đánh Pháp. Sau này, được giác ngộ cha bà tham gia cách mạng, bà Y Xuân nói: “Ngày đó tôi còn nhỏ, thấy cha tổ chức dân làng để đánh bọn Pháp, tôi cũng cầm cây que nhỏ theo cha, nhưng cha đã nói: “Bây giờ con còn nhỏ chưa cầm được giáo, được chông, lớn lên đủ sức hãy cùng cha trả thù cho dân làng”.

Thế rồi, nhiệm vụ đầu tiên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của cô bé người dân tộc H’re là năm lên 11 tuổi, dù còn nhỏ nhưng rất gan dạ, thông minh và lanh lợi. Được cán bộ xây dựng lực lượng cách mạng tại địa phương giao nhiệm vụ là hàng ngày đưa cơm và chuyển tài liệu mật qua lại cho tổ chức. Nhớ lại ngày đầu tham hoạt động cách mạng, Y Xuân kể: “Vào năm 1952, lúc ấy có các cán bộ Trần Kiên, Nguyễn Căn…về làng xây dựng lực lượng cách mạng, bị Pháp bao vây, được sự giúp đỡ của đồng bào, các cán bộ đến được nơi trú ẩn nơi an toàn, mà người trực tiếp là cha tôi. Khi đó, được cán bộ tin tưởng giao nhiệm vụ móc nối liên lạc với tổ chức, tôi rất vinh dự và tự hào”.

Sau nhiệm vụ đó, cô bé Y Xuân theo cán bộ lên mặt trận Tây Nguyên làm giao liên, đồng thời đảm nhận việc tuyên truyền, vận động tư tưởng cách mạng cho nhân dân trong các thôn làng tại huyện H29 cũ (nay huyện Kon Plong,  Kon Tum). Năm 1962, Mỹ tăng cường quân và các thiết bị hiện đại như trực thăng vận và thiết xa vận, nhất là máy bay B52  hòng ngăn chặn sự chi viện của ta ở Trường Sơn vào miền Nam nên mặt trận Tây Nguyên vô cùng ác liệt, nhiện vụ của Y Xuân ngày một nặng nề và nguy hiểm. Nếu không nhờ vào sự khéo léo thông minh, đánh lạc hướng địch thì nhiều lần bà đã bị rơi vào tay địch.

Cũng thời gian này, bà làm chỉ huy lực lượng đội du kích Ngọc Tem. Qua mỗi trận đánh, bà được xem tấm gương, người chỉ huy không những có lòng dũng cảm, kiên cường mà còn có một lập trường kiên định, đức hy sinh, tinh thần bền bỉ dẻo dai và trí sáng tạo trước những trân tấn công ác liệt quân giặc. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bà cũng tìm cách khắc phục khó khăn, để hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao.

 

                                            Thời bà Xuân ngoài chiến trường

Hồi khứ, bà dẫn chúng tôi vào từng trận đánh. Đặc biệt trận đánh tại làng Đăk Tem, xã Hiếu, khoảng 8 giờ sáng, trung tuần tháng 8/1968 khi đang tập trung chỉ huy quân du kích để chuẩn bị cho chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, trên bầu trời máy bay Mỹ đang giải chất đioxin. Nhưng tình thế lúc đó, đạn dược của ta rất hạn chế, phải tiết kiệm đến mức một viên đạn là một kẻ thù. Mà lực lượng lúc ấy, chỉ có 3 khẩu súng, một AK của A Briêu, 1 khẩu băn tỉa của A Buônh và khẩu K54 của bà. Khi phát hiện máy bay địch,  Xã đội trưởng A Briêu hỏi: "Có bắn không thưa chỉ huy?". "Bắn!"…Đó là quả quyết và dứt khoát của  nữ chỉ huy Y Xuân trên mặt trận. Lúc này, cả 3 khẩu đều hướng về mục tiêu. Sau những phát súng liên hoàn, chiếc máy bay đã bị bốc cháy và rơi làng  Nước Roang (nay xã Pờ Ê, huyện Kon Plông).

Và tiếp đó là trận đánh năm 1971, bà đang chỉ huy Đại đội 3 cùng với các đơn vị khác tại căn cứ thì bị địch càn quyết, máy bay bắn phá, thả bom. Lúc này, tình hình quá bất ngờ nên nhiều đơn vị khác đã không kịp đối phó. Còn riêng Đại đội 3, được chỉ huy Y Xuân kịp thời động viên cổ vũ tinh thần chiến đấu của đồng đội, cùng với tài trí của mình, kiên quyết bám trụ chống trả quyết luyệt với máy bay Mỹ. Sau trận đánh này bà được phong tặng Chiến sĩ quyết thắng.

 Mối tình đặc biệt do nhà thơ Tố Hữu se duyên

 

                                    Bà Xuân bình dị bên chồng và cháu 

  Thật thú vị khi mối tình đặc biệt của bà do chính cố nhà thơ Tố Hữu se duyên. Tại Đại hội du kích chiến tranh của tỉnh tổ chức ở xã Ngọc Tem vào năm 1966, bà gặp và mến mộ ông Đinh Văn Đạch.

Sau lần gặp gỡ này, hình ảnh của cô nữ du kích luôn xuất hiện trong suy nghĩ của chàng lính trẻ người dân tộc Bana Đinh Văn Đạch. Và mỗi lân đi công tác, ông lại ghé vào thăm bà, sự chăm sóc đỡ đần của ông làm bà rung động. Cứ thế tình yêu của họ lớn dần, nhưng chẳng ai dám thổ lộ, họ tự ngầm hiểu với nhau. Nói đến đây, ông Đinh Văn Đạch ngồi bên cạnh  bà nhớ lại: “Chúng tôi biết nhau từ lâu, nhưng đó lần tiếp xúc đầu tiên, gương mặt, ánh mắt của Xuân đã cho tôi nhiều cảm tình. Biết Xuân còn đang buồn về sự hi sinh của A Na, dù mến nhưng để trong lòng thôi”.

Vào năm 1967, Y Xuân được điều động về làm huyện đội phó huyện đội H29 cũ, cùng với chiến công của mình bà được vinh dự tham gia Đại hội chiến sĩ thi đua của quân khu 5 tại Quãng Ngãi. Đại hội đã trao cho bà 1 khẩu sung ngắn k54 và 2 quả lừu đạn. Cho đến cuối năm 1972, bà được Bộ Tư lệnh B3 điều lên làm cán bộ khung và cử đi học lớp huấn luyện cấp trung đoàn ở Trường lục quân Sơn Tây trong vòng 5 năm nhưng do yêu cầu chiến trường giải phóng miền Nam, điều lực lượng về chiến trường B3, bà trở về làm Phó Chính uỷ huyện H29 cũ. Cuối năm đó, bà được cấp trên phân công đón tiếp một Ủy viên Trung ương Đảng, đó chính  nhà thơ Tố Hữu. Sự xuất hiện nhà thơ Tố Hữu như định mệnh giữa hai người họ. Lần gặp gỡ đó,  Tố Hữu có hỏi bà:

- Cháu có người yêu chưa?

- Dạ! thưa chú cháu có rồi.

- Thế các cháu yêu nhau lâu chưa?

- Dạ chúng cháu yêu nhau được gần 10 năm rồi.

- Tại sao chưa cưới?

- Chúng cháu thực hiện chính sách 2 khoan “khoan cưới, khoan sinh con” để ưu tiên cho chiến đấu ạ. Sau khi nghe câu trả lời của Y Xuân, Tố Hữu lặng đi như thầm hiểu vì chiến tranh, vì độc lập dân tộc họ đã tạm gác lại tình yêu đôi lứa. Cho đến tháng 6/1973, Bộ tư lệnh B3 thông báo cho Trường quân chính mặt trận Tây Nguyên tổ chức đám cưới 2 người. Lúc này cả hai mới biết  nhà thơ Tố Hữu đã đề nghị lên Tổng tư lệnh B3 cho phép hai người xây dựng hạnh phúc. Dù được diễn ra trong rừng và trên đất  bạn Campuchia, đám cưới giản đơn nhưng rất ấm nồng.