Theo thông tin từ Bệnh viện phụ sản Bắc Kinh, có một nữ bệnh nhân trẻ mới 23 tuổi tên Tiểu Chu, cô chưa lập gia đình, đột nhiên bị đau dữ dội vùng hạ sườn bên trái, kèm theo nôn ói, đau bụng dưới, sắc mặt tái nhạt. Bác sĩ hỏi câu đầu tiên: "Kinh nguyệt có bình thường không?"
Tiểu Chu trả lời: "Bình thường, tôi khẳng định không có thai, tôi cũng không có bạn trai", Tiểu Chu trả lời một cách chắc chắn, vừa nói vừa nhìn sang người mẹ ngồi bên cạnh. Huyết áp 90/60mmHg, các triệu chứng và dấu hiệu của Tiểu Chu khiến bác sĩ cảm thấy cô đang có điều gì che giấu.
Bác sĩ lại hỏi Tiểu Chu: "Thật sự không có quan hệ tình dục sao?", và câu trả lời của bệnh nhân: "Không có, chắc chắn không có".
Cuối cùng, bác sĩ vẫn làm thêm xét nghiệm nước tiểu HCG (kiểm tra mang thai sớm). Kết quả là: Tràn dịch vùng chậu, HCG dương tính, có nghĩa là thai ngoài tử cung của cô gái bị vỡ và chảy máu. Bác sĩ lập tức liên hệ với Khoa cấp cứu và Khoa phụ sản, Tiểu Chu được đưa thẳng vào phòng phẫu thuật.
Sau đó, một bác sĩ phụ khoa nói: "Tình trạng của cô gái này thật sự rất nguy hiểm, sau khi vào phòng phẫu thuật rất nhanh đã bị sốc do mất máu, sau khi mở khoang bụng máu trực tiếp chảy ra ngoài, nhưng sau đó đã ổn, nguồn cung cấp máu đã đủ, tốc độ phẫu thuật cũng rất nhanh, và cuối cùng bệnh nhân cũng thoát khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên, có một điều mà bác sĩ không thể tưởng tượng được, cô gái khi đã vào phòng phẫu thuật luôn nói bản thân không có bạn trai, nên không thể mang thai…".
Nếu bác sĩ tin lời cô gái nói, không xem xét kỹ tình hình, rất có thể đã chẩn đoán sai, nếu chẩn đoán sai, không kiểm tra có thai sớm, hậu quả không thể tưởng tượng được. Chảy máu lớn do thai ngoài tử cung bị vỡ, chỉ chậm một phút cũng có thể cướp đi một mạng sống. May mắn thay, bác sĩ đã tin tường vào khả năng chuyên môn của bản thân, cuối cùng đã cứu sống được người bệnh.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm: Thai nằm ở vòi tử cung, đây là trường hợp thai ngoài tử cung hay gặp nhất (chiếm 95%). Thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung. Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ. Túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.
Các nguyên nhân chính của thai ngoài tử cung là gì?
Tỷ lệ mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ trẻ hiện nay ngày càng tăng cao. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thai ngoài tử cung:
- Quan hệ tình dục sớm, mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.
- Viêm vùng chậu mãn tính do dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng.
- Phụ nữ bị u nang buồng trứng, đã từng nạo phá thai nhiều lần cũng là nguyên nhân dẫn đến có thai ngoài tử cung.
Thông qua trường hợp của Tiểu Chu, bác sĩ nhắc nhở: Bệnh nhân nên nói cho bác sĩ biết sự thật, không che giấu tiền sử bệnh hoặc lừa dối bác sĩ (như tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, tiền sử chấn thương, tiền sử phẫu thuật, tình trạng kinh nguyệt...). Hậu quả của việc lừa dối bác sĩ chính là đang làm tổn thương đến cơ thể, chỉ cần một câu nói dối cũng cướp đi mạng sống của bản thân người bệnh.
(Nguồn: Sohu)